Trong buổi Car Talks do báo VnEpress tổ chức với chủ đề "Văn hoá lái xe của tài xế Việt", các chuyên gia chia sẻ khá nhiều thực trạng cũng như văn hoá giao thông ở nước ta. Học Thi Lái Xe đã tổng kết được 7 điều quan trọng có thể giúp văn hoá tham gia giao thông tại Việt Nam trở nên văn minh hơn.
Hãy biết nhường nhịn khi tham gia giao thông
Khi tham gia giao thông, tài xế cần tuân thủ các quy định về luật để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác. Bên cạnh đó, người tham gia giao thông nên có thói quen nhường nhịn nhau để tạo nên một văn hoá lái xe văn minh, không tạt đầu, "đá" đèn, bóp còi vô tội vạ.
Đèn đỏ thì còn nhưng còi xe sau đã ting ting là chuyện thường ngày ở thành phố
Người lớn cần có ý thức và là tấm gương để lớp thế hệ trẻ hơn noi theo. Trẻ em nhờ thế sẽ xây dựng một nền tảng văn hoá giao thông từ sớm và ứng dụng thực tế trên đường khi chúng lớn lên.
Nói không với bao thi lý thuyết sát hạch
Thầy dạy chỉ cho học viên mẹo để trả lời câu hỏi nào đúng. Họ chú trọng vào đào tạo lái xe thực tế mà quên đi đạo đức, văn hoá lái xe. Có rất nhiều người cầm tấm bằng lái xe trên tay nhưng vẫn nhờ thêm người đi kèm, thầy dạy bổ túc lái xe thêm trên đường.
Vì vậy, tình trạng bao lý thuyết để đỗ thực sự là nguồn cơn của những vụ tai nạn nghiêm trọng và là một bất cập trong công tác đào tạo lái xe.
>>> XEM THÊM: Dạy lái xe ở Việt Nam còn quá đơn giản, kết quả không như mong đợi
Tăng cường môi trường lập pháp, hạ tầng tổ chức giao thông
Việc không tuân thủ, tranh cãi, đôi co, bất hợp tác, thậm chí hành hung khi xảy ra vi phạm giao thông đều là những hành vi không tốt, thậm chí vi phạm pháp luật. Nhận thức, con người có thể không thay đổi nhưng môi trường về lập pháp, hạ tầng tổ chức giao thông... có thể khiến họ thay đổi hành vi khi tham gia giao thông.
Bản thân các chuyên gia tin rằng người dân luôn muốn tham gia giao thông đúng luật. Nếu hệ thống giao thông xây dựng và tổ chức hợp lý, người lái xe sẽ không vi phạm luật. Vì thế, trách nhiệm của người dân là một phần, phần còn lại là tổ chức, quy hoạch, phát triển và sử dụng không gian cho giao thông.
Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, đây là thực trạng vẫn tiếp diễn. Bên cạnh quy định pháp luật, cách thực thi pháp luật quyết liệt và liên tục, cộng thêm công tác truyền thông sẽ giúp cho tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông giảm, tiến tới chấm dứt.
Cần nghiêm khắc thực hiện hình phạt đối với người tham gia giao thông trong tình trạng say xỉn
Ức chế khi lái xe là điều không nên
Chúng ta vui vẻ sau tay lái sẽ giúp việc lái xe an toàn hơn. Ngược lại, chúng ta ức chế trong con người thì lái xe rất dễ tai nạn. Tất cả những gì phức tạp chúng ta nên làm chúng đơn giản đi.
Ý nghĩa nháy đèn ôtô ở Việt Nam đi ngược các nước khác
Quy tắc nháy đèn: Ở Việt Nam nháy đèn là xin đường và tiến lên, trong khi phần lớn các quốc gia trên thế giới là dừng hoặc nhường đường cho người khác. Có lẽ, hành vi ở Việt Nam phải thay đổi, vì nếu đã xin đường thì cần cho người khác quyết định liệu có cho vượt hay không.
Đạo đức lái xe nên đi trước kỹ năng lái xe
Không chỉ phụ nữ, đàn ông cũng có nhiều người lái xe tuỳ tiện: Dừng xe mua hàng, xi-nhan trái nhưng rẽ phải, đi chậm trên làn vượt của cao tốc,… Điều này sinh ra từ đào tạo hoặc sinh hoạt tuỳ tiện của mỗi người và đưa vào trong hành vi lái xe. Với phụ nữ, họ có nhiều cái đặc thù không nhanh nhẹn, linh hoạt như đàn ông, tất nhiên không phải tất cả. Họ vì thế thường có một số hành vi lái xe dễ bị phân tâm hơn.
Ninja Lead là nhóm đối tượng mà mọi người đều thấy sợ hãi khi tham gia giao thông cùng
Văn hoá lái xe phải được hình thành từ đào tạo. Khi đăng ký học thi lái xe, điều đầu tiên nên học là đạo đức lái xe, những điều nên và không nên khi tham gia giao thông, không phải kỹ năng lái xe.
>>> XEM THÊM: Người thi bằng lái xe phải học môn Đạo đức người lái xe và Văn hóa giao thông
Không được giữ tư duy lái xe máy khi lái xe ô tô
Sự lộn xộn trong giao thông hiện nay một phần là hệ luỵ của thói quen đi xe máy từ lâu tại Việt Nam. Có nhiều người đi ôtô đi đúng luật, có ý thức tốt. Nhưng cũng có nhiều người, họ có tâm lý tôi phải nhanh hơn, vội hơn vì công việc hay lý do nào đó.
Trên đường đông, một người sai làn cả nghìn người khổ. Khi chúng ta đan xen vào nhau thì tình trạng không chỉ ùn mà còn tắc. Như ở Nhật Bản, nơi người dân có ý thức nối đuôi nhau đi qua đường tắc khiến tình trạng kẹt xe giảm bớt.
Để thực hiện 7 điều này thì không hề đơn giản nhưng chỉ cần chúng ta cùng thay đổi trong tư duy mỗi ngày chắc chắn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho văn hoá tham gia giao thông hiện nay.
NGUỒN: Báo VnExpress