Mỗi ngày khi mở tivi lên, chúng ta đều nghe được các tin tức về tai nạn giao thông. Số vụ tai nạn ngày càng tăng lên, số người chết cũng theo đó mà tăng theo. Riêng đợt Tết nguyên đán năm 2021 vừa qua, chỉ trong vòng 7 ngày đã xảy ra đến 182 vụ tai nạn giao thông. Tình hình tai nạn giao thông ngày càng không có dấu hiệu giảm thiếu.
Nói đến nguyên nhân, có thể kể ra được rất nhiều nguyên nhân. Nhưng chủ yếu vẫn là do người điều khiển phương tiện ý thức còn quá kém, không chú ý an toàn cho mình và cho cả những người đi đường khác.
Vậy, do đâu mà người lái xe lại thiếu ý thức trong giao thông như vậy? Tất cả đều là kết quả của chương trình đào tạo lái xe chưa trọn vẹn. Trong các vụ tai nạn, đặc biệt là các vụ gây ra bởi các xe container, xe bồn đều do tài xế chưa đủ kỹ năng để xử lý các tình huống bất ngờ.
Thật sự, chương trình đào tạo lái xe tại Việt Nam đang còn rất nhiều lỗ hỏng. Có nhiều trường hợp học viên còn không cần học mà vẫn có thể đậu nhờ trung tâm bao đậu. Việc quản lý giao thông vẫn còn lỏng lẻo. Do đó mới gây ra nhiều tai nạn đến thế.
Nếu bạn cũng đang nhận thấy học lái xe ở Việt Nam còn quá đơn giản, hãy cùng Hocthilaixe.com tìm hiểu xem tiếp là tại sao nhé. Liệu học lái xe ở Việt Nam có đơn giản? Chương trình học đã đáp ứng đủ chưa? Cần có những cải cách nào dạy lái xe an toàn cho chương trình dạy học mới?
Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời ngay trong bài viết bên dưới nhé.
Công tác tuyển sinh tại các trung tâm thiếu chặt chẽ
Trong điều kiện kinh tế phát triển, việc sở hữu một chiếc xe đã không còn quá khó khăn với nhiều người, thậm chí là mua ô tô. Do đó, nhu cầu học bằng lái cũng tăng lên. Nắm bắt tình hình đó, đã có rất nhiều trung tâm mọc lên. Học viên thì không tăng lên bao nhiêu mà trung tâm thì mọc nhanh hơn nấm.
Theo đó, Bộ GTVT quy hoạch đến hết năm 2018, trên cả nước sẽ có tổng số 386 cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, đồng thời mở mới 36 trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ để phù hợp với quy hoạch toàn quốc có tổng số 155 trung tâm trong năm.
Trước tình hình đó, sự cạnh tranh giữa các trung tâm ngày càng gay gắt. Thực tế, có nhiều trung tâm không đủ số lượng học viên để mở lớp học cho khóa mới. Điều đó dẫn đến công tác tuyển sinh trở nên dễ dàng hơn, đua nhau giảm giá học phí, cắt xén bớt chương trình học. Thậm chí có những cơ sở bao cả giấy khám sức khỏe cho học viên mà học viên không cần khám, thiếu trung thực trong công tác tuyển sinh và đào tạo. Học viên chỉ cần đóng vài trăm ngàn là xong bộ hồ sơ, thậm chí còn có bao đậu bằng lái A1.
Trước tình hình đó, chúng ta cần có biện pháp quản lý các trung tâm chặt chẽ hơn. Cần siết sao hơn trong việc giám sát thi và cấp bằng lái tại các cơ sở đào tạo lái xe. Đối với các trung tâm mạo danh, làm việc không trung thực cần phải xử lý thật nghiêm khắc, rút giấy phép và công khai danh sách trên các phương tiện truyền thông.
An toàn chưa được xem là sứ mệnh đào tạo lái xe
Trong lái xe, điều quan trọng không phải là bạn lái được chiếc xe mình đến nơi mà cần phải lái sao cho an toàn cho cả mình và những người khác. Có rất nhiều người chạy xe trên đường, phóng nhanh vượt ẩu, chỉ quan tâm làm sao cho nhanh đến nơi chứ không cần quan tâm đến sự nguy hiểm của những người xung quanh.
Tại các nước khác, như Singapore họ coi trọng sự an toàn trong lái xe, xem an toàn chính là mục tiêu của mọi hoạt động, bồi dưỡng cho người lái xe kiến thức, kỹ năng ứng xử an toàn.
Tại Việt Nam, người học lái xe chỉ muốn nhanh chóng có bằng hay các trung tâm cũng vậy chỉ muốn đào tạo cho xong. Vậy nên, cần có một thông báo chính thức cho rằng an toàn chính là sứ mệnh quan trọng của đào tạo lái xe.
>>>> Xem ngay: Công nghệ thông tin ngày càng phát triển vượt bật, kèm theo đó các trang mạng xã hội, các trang báo điện tử luôn xuất hiện nhiều thông tin không chính xác, không chỉ xuất hiện các trung tâm dạy lái xe giả mạo mà các ngành nghề khác cũng có nhiều tình trạng lừa đảo siêu tinh vi.
Không có chương học an toàn trong giáo trình dạy lái xe an toàn
Nếu bạn là người có tìm hiểu về ngành đào tạo giao thông, bạn sẽ nhận thấy giờ dạy lái xe an toàn trong chương trình thật sự quá ít so với các phần khác. Chương trình đào tạo nước ta hiện chỉ có 2,5 giờ "Kỹ thuật lái xe an toàn chủ động" và 1 giờ "Tâm lý điều khiển xe ôtô" trong số 20 giờ của môn Kỹ thuật lái xe. Không có giờ học thực hành nào về nhận thức nguy cơ hay dạy lái xe an toàn. Thời gian quá ít như vậy, người học không có đủ thời gian để nhận thức tầm quan trọng của sự an toàn trong lái xe.
Tại các nước khác, họ rất chú trọng vào chương trình dạy học, thiết kế chương trình học luôn có cái gọi là khóa học dạy lái xe an toàn. Chẳng hạn như Na Uy, khóa học dạy lái xe an toàn chiếm đến 43% tổng số giờ chương trình học.
Tại Mỹ, người học phải hoàn thành bài thực hành lái xe cuối cùng thường là "Kỹ thuật lái xe an toàn" và "Chiến lược đảm bảo an toàn" mới có thể kết thúc khóa học.
Tại Singapore, có đến 22% giờ học lý thuyết về các nội dung an toàn, chưa tính đến các nội dung về kỹ thuật lái xe khác.
Như vậy, Việt Nam cần có một chương trình đào tạo thiết kế mới, chú trọng hơn vào việc đào tạo kỹ năng an toàn khi cầm tay lái.
Thi sát hạch qua loa, cấp bằng quá đơn giản
Tại Việt Nam, học viên sẽ được thi trên các xe sát hạch, do máy chấm. Máy chỉ có thể loại bỏ được các tiêu cực trong lái xe nhưng lại không thể đánh giá được thái độ và nhận thức của học viên. Một số lỗi mà bộ cảm ứng trên xe không thể bắt được ở các kỳ thi như:
- Không xác nhận an toàn khi lái xe qua các hình đường vòng quanh co, đường vuông góc, chuyển hướng và đỗ xe;
- Không vượt qua khi cần thiết, không giảm tốc độ khi tiếp cận các mối nguy hiểm trên đường;
- Tốc độ quá chậm do đường hoặc điều kiện giao thông;
- Không kiểm tra điểm mù; kiểm tra điểm mù, gương chiếu hậu không chính xác;
- Không điều chỉnh gương trước khi lái;
- Không kiểm tra gương chiếu hậu trước khi rời đi, chậm lại, rẽ, chuyển làn, vượt xe;
- Không chú ý đến giao thông.
Sát hạch chính là bước kiểm tra cuối cùng để học viên có thể lấy được bằng lái xe. Do vậy, giám khảo các kỳ thi sát hạch cần chặt chẽ hơn, giám sát thái độ và nhận thức về các nguy cơ.
Câu hỏi sát hạch sai nguyên tắc, thiết kế mẹo
Câu hỏi thi sát hạch tại Việt Nam đa phần được thiết kế theo nhớ chứ không có hiểu. Người học chỉ cần áp dụng các mẹo vào chương trình học là có thể nhớ được đáp án mà không cần phải hiểu câu hỏi. Do đó, khi thi xong, mọi người đều quên sạch các kiến thức trong luật giao thông.
Câu hỏi thi sát hạch là để kiếm tra tổng kết lại quá trình học lý thuyết của học viên, do đó cần thiết kế chuẩn. Các câu hỏi nên được thiết kế theo những nguyên tắc như sau:
- Thiết kế các câu hỏi hiểu. Câu hỏi hiểu là học viên phải hiểu, giải thích được và mô tả được.
- Sử dụng từ ngữ chính xác, đơn giản, dễ hiểu. Người học có thể đọc dễ dàng hơn, tư duy nhanh hơn và ra quyết định chính xác hơn.
- Trình bày vấn đề rõ ràng, ngắn gọn. Nếu câu hỏi không rõ ràng, học viên chỉ có thể dựa vào những suy nghĩ mơ hồ để lựa chọn, từ đó không đánh giá được kết quả học tập.
- Đa dạng phương án lựa chọn. Có nhiều câu hỏi nhìn vào đã biết đâu là đáp án luôn do các phương án nhiễu sai rõ ràng, Cần thiết kế phương án nhiễu đa dạng hơn, đánh lừa người học nhiều hơn.
- Câu trả lời có độ dài ngang nhau. Các học viên được chỉ mẹo là đáp án sẽ là các câu dài, do đó chỉ cần khoanh vào các câu dài là được. Đó thật sự là một đề thi không có hiệu quả.
- Không dùng đáp án bao hàm. Các đáp án như “tất cả các ý trên” không nên đưa vào bài, vì đó dễ là mẹo để học viên chọn mà không học bài.
Trên đây là những lỗ hỏng trong đào tạo lái xe tại Việt Nam. Để cài thiện tình hình giao thông, chúng ta cần có một chương trình đào tạo chặt chẽ hơn. Chỉ cần chương trình cải cách, người lái xe có đạo đức và kỹ năng dạy lái xe an toàn hơn thì chúng ta sẽ không còn lo sợ mỗi khi ra đường.
Hy vọng Học Thi Lái Xe đã mang đến cho bạn một bài viết hữu ích.