Dưới đây Hocthilaixe.com xin cung cấp quy định nâng bằng lái xe B2, C, D, E, F theo thông tư mới của BGTVT chi tiết điều kiện về tuổi, thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn.
Những đối tượng nào được phép nâng hạng bằng lái xe
- Là người Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại nước Việt Nam
- Đáp ứng được các yêu cầu theo quy định về độ tuổi (được tính đến ngày thi sát hạch lái xe). Tình trạng sức khỏe và trình độ học vấn, văn hóa. Đối với những người muốn đổi bằng lái, nâng hạng bằng lái xe vẫn có thể tham gia các khóa học trước nhưng chỉ được phép dự thi sát hạch khi đúng độ tuổi quy định.
Điều kiện nâng bằng lái xe B2, C, D, E, F
Điều kiện, hố sơ của người học lái xe để nâng bằng lái xe được quy định rõ trong Thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Cụ thể tại Khoản 4, Khoản 5, Điều 8, Thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
- GPLX hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng giấy phép lái xe B2, C, D, E lên hạng F tương ứng: thời gian hành nghề 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
- Nâng bằng lái xe từ B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
- Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
- Nếu muốn nâng hạng B2 lên Fc thì người học phải trải qua các bước nâng hạng từ B lên C, D.
Như vậy, trường hợp bạn muốn học lái xe nâng hạng B1 lên B2, bạn phải đáp ứng điều kiện có thời gian hành nghề 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên. Còn muốn học nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên D, em trai bạn phải đáp ứng điều kiện có thời gian hành nghề 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
>>> CẬP NHẬP NGAY: [MỚI NHẤT] Thông tin về quy định học bằng lái xe 2023 từ Bộ GTVT
Thủ tục nâng bằng lái xe ô tô như thế nào?
Theo quy định nâng hạng giấy phép lái xe ở Khoản 2, Điều 10, Thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định người học bằng lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo, bao gồm:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định.
- Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
- Giấy khám sức khoẻ lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
- Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật.
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch).
- Bản sao chụp giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận giấy phép lái xe).Thứ tự nâng hạng giấy phép lái xe.
- 8 ảnh thẻ 3x4 (nền xanh).
>>> Hiện nay có bao nhiều bằng lái xe? Ý nghĩa các loại bằng lái xe ô tô B1, B2, C, E, F là gì? <<< TÌM HIỂU NGAY TẠI ĐÂY!!!
Hồ sơ và điều kiện thi nâng hạng giấy phép lái xe
Hồ sơ nâng bằng lái xe bao gồm:
- 2 CMND photo (không cần công chứng).
- 8 hình 3×4 (nền xanh dương).
- Hồ sơ bằng lái (gốc) + bằng lái (photo không công chứng).
Điều kiện thi nâng hạng giấy phép lái xe:
- Bạn phải đạt 32/35 câu cho phần thi lý thuyết của bộ 600 câu hỏi lý thuyết.
- Bạn phải vượt qua 11 bài thi sa hình và điểm tối thiểu là 80/100 điểm.
>>> MỜI BẠN XEM NGAY: Giới hạn độ tuổi học lái xe ô tô MỚI NHẤT ở Việt Nam không phải ai cũng biết
Thời gian đào tạo nâng hạng bằng lái xe
- Hạng B2 lên C: 192 giờ (bao gồm lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144).
- Hạng C lên D: 192 giờ (bao gồm lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144).
- Hạng D lên E: 192 giờ (bao gồm lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144).
- Hạng B2 lên D: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280).
- Hạng C lên E: 336 giờ (bao gồm lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280).
- Hạng B2, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (bao gồm lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144).
- Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ (bao gồm lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).
Căn cứ: Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
Lệ phí thi nâng hạng bằng lái xe
Như vậy, theo quy định này thì phí sát hạch lái xe khi nâng hạng lên B1, B2, C, D, E, F bao gồm phí sát hạch lý thuyết là 90.000 đồng/lần và phí sát hạch thực hành trong hình là 300.000 đồng/lần và phí sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng là 60.000 đồng.
>>> Bạn muốn nâng bằng lái xe từ hạng C lên E nhưng chưa biết điều kiện, thủ tục, hồ sơ & chi phí? XEM NGAY TẠI ĐÂY
Trên đây là thông tin cơ bản nhất mà Hocthilaixe.com cung cấp để bạn có thể nâng bằng lái xe từ B2 lên C hay nâng bằng lái xe từ B2 lên D để đáp ứng nhu cầu có thể vận hành nhiều xe hơn hoặc vận hành xe có trọng tải lớn hơn để phục vụ cho công việc.
Nguồn: Tổng hợp