Có học viên đã từng chia sẻ rằng: “Tôi đã có bằng lái được 1 năm rồi nhưng tới nay cũng chưa chạy xe ra đường được mấy lần. Mỗi lần chạy luôn có cảm giác lo sợ. Có lần đi qua đoạn đường đông, tôi khá bối rối không biết nên xử lý làm sao sợ tông trúng người đi đường.” Đây không phải lo lắng của riêng ai mà có rất nhiều người sau khi có bằng lái xe ô tô B1, B2 rồi nhưng vẫn không tự tin lái xe ra đường.
Vì thế, hôm nay Hocthilaixe.com chia sẻ đến bạn phương pháp học bổ túc tay lái đường trường siêu hiệu quả để bạn có thể nâng cao trình lái xe của mình nhanh chóng. Hãy theo dõi bài viết ngay.
Có nên bổ túc tay lái xe ô tô?
Bổ túc tay xe hay phụ đạo lái xe là phương pháp học lái xe theo giờ (chi phí sẽ được tính dựa trên số giờ học). Học viên sẽ book lịch học và sắp xếp thời gian, địa điểm học với giáo viên. Chương trình học 1 thầy 1 trò 1 xe giúp đảm bảo học viên được quan tâm, hướng dẫn chi tiết nhất, cải thiện kỹ năng lái xe nhanh nhất với kết quả tốt nhất.
Bổ túc lái xe ô tô nhanh chóng, dễ học
Bạn có thể lựa chọn học bổ túc tay lái xe ô tô theo 3 cách:
- Học thêm bổ túc lái xe ngoài giờ: Trường hợp này bạn vẫn đăng ký học thi bằng lái B1, B2, C đầy đủ gồm hồ sơ thi + học lý thuyết + thực hành tại các trung tâm và học bổ túc thêm ngoài giờ để cải thiện, nâng cao kỹ năng lái xe của mình.
- Học thực hành bổ túc tay lái để thi bằng lái xe ô tô: Trường hợp này bạn vẫn đóng phí hồ sơ thi, học lý thuyết nhưng học thực hành bạn học theo giờ, không đóng phí học theo khóa.
- Học thực hành bổ túc tay lái không thi bằng lái xe ô tô: Đây là trường hợp dành cho những tài xế, người học mà đã có bằng rồi những vẫn muốn học thêm để nâng cao kỹ năng hay cải thiện trình độ để tự tin lái xe hơn.
Ưu, nhược điểm của học bổ túc tay lái đường trường
Ưu điểm:
- Tăng khả năng phản xạ, xử lý vấn đề khi lái xe thực tế trên đường.
- Đạt hiệu quả cao do được chỉ dạy, hướng dẫn đầy đủ, kỹ càng. Học viên có thể hỏi thầy giáo bất cứ vấn đề, tình huống nào gặp trên đường để được hướng dẫn cách xử lý cụ thể trực tiếp.
- Học 1 kèm 1 giúp giáo viên có thể hướng dẫn, quan tâm học viên tận tình nhất.
- Thời gian học linh động, có thể học vào cả T7, CN nên rất phù hợp cho những người bận rộn.
- Lựa chọn địa nơi học gần nhất, có thể là gần nhà, gần công ty hoặc bất cứ đâu mà bạn muốn. Bạn có thể thỏa thuận với thầy giáo về địa điểm học thuận lợi nhất.
- Đối với những học viên ở xa nơi tập hoặc không tiện di chuyển, trung tâm còn hỗ trợ đưa đón tận nơi ở một số địa điểm tại TP HCM.
Nhược điểm:
Chi phí bổ túc tay lái sẽ cao hơn so với học thi lái xe thông thường nhưng kết quả thu lại rất xứng đáng mà bạn nên cân nhắc.
Học phí bổ túc tay lái bao nhiêu?
Học phí bổ túc hiện nay giao động từ 200.000 - 300.000đ/giờ, tùy thuộc vào hạng bằng, loại xe mà học viên muốn học. Dưới đây là bảng giá bổ túc tay lái cụ thể tại Hocthilaixe.com:
Bảng học phí bổ túc lái xe TPHCM
>>> Đăng ký book lịch học sớm hoặc đăng ký nhiều giờ liên tục để nhận được mức giá ưu đãi nhất.
Đối tượng cần học bổ túc tay lái đường trường
Người đang học/ thi bằng lái xe ô tô muốn kèm thêm kỹ năng lái xe
Khi đăng ký học lái xe theo khóa tại các trung tâm, thông thường số giờ học thực hành của bạn sẽ bị giới hạn, tùy từng nơi sẽ giao động từ 12 đến 20 giờ. Với số giờ học này có thể sẽ không đủ để bạn tự tin lái xe tốt sau khi lấy bằng. Vì thế, học bổ túc thêm giờ sẽ giúp bạn có thêm thời gian để hoàn thiện các kỹ năng lái xe của mình tốt hơn.
Bổ túc cho người thi sát hạch lái xe giúp tăng khả năng đậu
Bạn cũng có thể lựa chọn học thực hành hoàn toàn bằng phương pháp bổ túc để được chỉ dạy, hướng dẫn lái xe tận tình ngay từ đầu cho đến lúc thi. Việc này giúp bạn tự tin vượt qua kỳ thi sát hạch thực hành sa hình và đường trường dễ dàng, thậm chí sau khi lấy bằng bạn vẫn đủ tự tin chạy xe mà không còn tâm lý lo ngại nữa.
>>> Nếu bạn còn lo sợ kỳ thi sát hạch thì hãy XEM NGAY các bí quyết giữ vững tâm lý khi thi bằng lái xe.
Người đã có bằng lái xe nhưng thiếu tự tin khi lái đường trường
Một số người mặc dù mới thi bằng lái xong nhưng vẫn chưa tự tin chạy xe ra đường. Điều đó là do người học trong quá trình học trước đó chưa có kinh nghiệm chạy xe trên đường thực đủ nhiều nên có những tình huống không biết nên xử lý ra sao như đường đông người, kẹt xe, các khúc đường khó đi, đường đèo, đường cao tốc,... Việc này dẫn đến tâm lý lo sợ nguy hiểm nên “ngại” lái xe. Vì vậy, học bổ túc tay lái là phương pháp hiệu quả để giúp những tay lái mới có bằng nâng trình lái xe nhanh chóng, không còn lo sợ khi chạy xe nữa.
Bổ túc nâng cao kỹ năng lái xe
Người chưa biết lái xe ô tô
Nếu bạn là người chưa từng ngồi trước vô lăng bao giờ và cũng chưa biết lái xe ô tô thì lộ trình dạy bổ túc tay lái cũng giống như bạn đăng ký các khóa học từ đầu tại các trung tâm, có điều bạn sẽ được đào tạo kỹ hơn, nâng cao hơn và hiệu quả hơn rất nhiều.
Bổ túc tay lái đường trường học những gì?
Bổ túc lái xe thi sát hạch thực hành bằng lái B1, B2, C
Tùy thuộc loại bằng mà thường thi sát hạch thực hành bằng lái xe ô tô sẽ có 2 phần thi:
Thi lái xe sa hình: gồm 11 bài thi (đối với bằng lái xe B1, B2)
11 bài sát hạch thực hành sa hình bằng lái xe ô tô
Đối với bằng lái xe tải hạng C sẽ có 10 bài (trừ bài bài 10: ghép xe ngang). Bạn cần đạt tối thiểu 80/100 điểm để đậu phần thi sa hình.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Chương trình học bổ túc tay lái sa hình để tăng khả năng đậu vòng thi thực hành dễ dàng bạn nhé.
Thi lái xe đường trường
Yêu cầu bài thi: Lái xe đủ 2 km trên tuyến đường sát hạch đã được Sở GTVT quy định. Điểm số cần đạt là tối thiểu 80/100 điểm.
Quy trình thi sát hạch đường trường bạn cần nắm khi học bổ túc:
- Bước 1: Thí sinh gặp sát hạch viên (người chấm thi), khi học sẽ là giáo viên hướng dẫn. Sau đó, bạn lên xe và tiến hành điều chỉnh ghế ngồi, thắt dây an toàn, mở xi nhan trái. Sát hạch viên/ giáo viên sẽ ngồi ở ghế phụ bên cạnh để điều khiển và theo dõi bạn trong quá trình thi.
Thi sát hạch thực hành bằng lái xe B2
- Bước 2: Khi sát hạch viên/ giáo viên ra hiệu lệnh xuất phát, bạn cho xe chạy, trong 15 mét đầu tiên bạn phải chuyển từ số 1 lên số 3 (nếu không sẽ bị trừ 5 điểm).
Lưu ý: khi có hiệu lệnh xuất phát quá 20 giây chưa cho xe chạy bị trừ 5 điểm, quá 30 giây sẽ BỊ LOẠI.
- Bước 3: Thường trên xe thi sẽ có loa báo tín hiệu, lúc học nếu không có thì giáo viên sẽ thông báo hiệu lệnh cho bạn. Ở bước này, khi nghe loa trên xe phát tín hiệu tăng số, tăng tốc độ học viên phải chuyển được số và tăng tốc độ (quá 70 mét không chuyển được số sẽ bị trừ 5 điểm).
Ví dụ: Bạn đang ở số 3, khi nhận được tín hiệu tăng số tăng tốc độ bạn phải tăng ga, đạp côn chuyển sang số 4.
Lưu ý: Tốc độ quy định trong bài thi như sau:
Số 2: Từ 20km/h đổ xuống
Số 3: Bằng hoặc trên 30km/h
Số 4: Bằng hoặc trên 40km/h
Nếu bạn để số và vận tốc không đúng theo quy định thì cứ 5 giây sẽ bị trừ 2 điểm vì lỗi sử dụng tay số không phù hợp.
- Bước 4: Khi loa trên xe phát tín hiệu giảm số, giảm tốc độ học viên phải chuyển số và giảm tốc độ bằng hoặc trên 30km/h nhưng không được quá 40km/h.
Ví dụ: Bạn đang ở số 4, khi nhận được tín hiệu đạp côn giảm xuống số 3, phanh lại từ từ đúng tốc độ theo quy định và tiếp tục di chuyển đến khi hết 2 km.
Lưu ý: Trên quãng đường thi, khi không có hiệu lệnh nào bạn có thể thay đổi số và tốc độ tùy theo tình hình. Ví dụ như khi đường đông hoặc chỗ rẽ cần di chuyển chậm bạn giảm xuống số 2 để tránh chết máy (nếu chết máy bị trừ 5 điểm/ lần), khi đi đường bằng thì chạy số 3.
- Bước 5: Khi chạy đủ 2 km, loa trên xe sẽ phát tín hiệu, sát hạch viên/ giáo viên sẽ ra lệnh tấp vào lề phải. Thí sinh cần trả về số 2, mở xi nhan phải và cho xe vào lề, sau đó kéo phanh tay, về số 0 (số mo), thả chân phanh, chân côn, tháo dây an toàn và xuống xe.
Khi học bổ túc lái xe, bạn sẽ được giáo viên hướng dẫn kỹ càng các bước thực hiện bài thi, mẹo tránh các lỗi bị trừ điểm và cách xử lý tình huống trên đường để đạt điểm thi TUYỆT ĐỐI dễ dàng.
Bổ túc nâng cao trình độ lái xe
Ngoài việc học bổ túc để có kết quả thi sát hạch tốt nhất, thì việc học thêm kỹ năng để tay lái cứng cáp hơn cũng là điều mà nhiều tài xế và người đã có bằng lái lựa chọn.
Bổ túc lái xe ban đêm
Lái xe ban đêm đặc biệt nguy hiểm nếu bạn không có đủ kinh nghiệm và kỹ năng xử lý những tình huống bất ngờ. Khi học giáo viên sẽ hướng dẫn bạn những cách nên làm khi điều khiển xe ban đêm cụ thể như sau:
- Sử dụng đèn pha hợp lý: Đèn trên ô tô có 2 chế độ là đèn pha (đèn chiếu xa) và đèn cốt (đèn chiếu gần). Tùy vào từng tình huống mà ta có thể sử dụng loại đèn phù hợp. Ví dụ nơi đông người, khu dân cư nên dùng đèn cốt còn đường vắng, tối, không có đèn đường ta nên dùng đèn pha.
Sử dụng đèn pha ở những khúc đường vắng và tối để dễ quan sát
- Di chuyển ở vận tốc phù hợp: Ban đêm tầm nhìn bị hạn chế, việc xử lý tình huống cần nhiều thời gian hơn. Đi chậm sẽ giúp các tài xế quan sát tốt, có thời gian kịp xử lý hoặc nếu có va chạm cũng sẽ nhẹ hơn.
- Duy trình khoảng cách hợp lý: Khoảng cách để đảm bảo an toàn nên theo nguyên tắc 4 giây. Giả sử tài xế chạy với vận tốc 50km/h tương đương 13.89m/s thì khoảng cách an toàn bác tài cần phải căn là 4 x 13,89 = 55,6m.
- Chú ý các biển cảnh báo: các biển thường gặp như biển cảnh báo đoạn đường hay xảy ra tai nạn, biển báo đường mấp mô gấp khúc, biển báo đường trơn, đường đèo nguy hiểm… Khi gặp các biển này người lái cần chủ động nháy đèn, bấm còi báo hiệu đồng thời quan sát tín hiệu của xe khác tại các cung đường cua, góc khuất.
- Cần nghỉ ngơi nếu lái xe trong nhiều giờ: Buồn ngủ là mối nguy hiểm lớn nhất khi lái xe ban đêm. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ hay mệt mỏi thì nên đỗ xe vào nơi an toàn, chợp mắt nghỉ ngơi một chút cho đến khi đủ tỉnh táo. Tuyệt đối không nên lái xe khi say sỉn.
>>> BẬT MÍ NGAY: Kinh nghiệm lái xe ô tô ban đêm cho các bác tài mới vô cùng hữu ích.
Bổ túc lái xe khi trời mưa, ngập nước
Tình trạng mùa mưa, ngập nước có lẽ đã quá quen thuộc với những người dân sống tại TP HCM hay các tỉnh thành của Việt Nam. Đối với những tay lái xe mới, việc di chuyển trong lúc “mưa to gió lớn” hay ngập nước đôi khi cũng thật “đáng sợ”. Nếu không cẩn thận rất dễ gặp phải các tình huống như chết máy, hư hỏng máy móc, nước tràn vào xe,...
Bổ túc tay lái trời mưa và cách giữ an toàn khi xe bị ngập nước
Vì thế để trang bị cho mình đầy đủ kỹ năng, người lái có thể nhờ đến thầy giáo bổ túc hướng dẫn các cách lái xe đúng khi gặp thời tiết xấu, ngập đường để có cách xử lý thích hợp, đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như phương tiện di chuyển.
>>> Tìm hiểu ngay các cách xử lý CHUẨN trong các tình huống nguy hiểm khi lái xe trời mưa.
Bổ túc tay lái đường cao tốc
Việt Nam hiện nay có tổng 22 con đường cao tốc lớn nhỏ trải dài từ Bắc vào Nam. Khác với việc di chuyển trên đường bộ thông thường, đường cao tốc yêu cầu di chuyển với tốc độ cao nên nếu bạn chưa quen và không tuân thủ đúng quy định thì tỷ lệ gặp tai nạn sẽ rất cao. Những kỹ năng mà các bác tài cần rèn luyện khi di chuyển trên đường cao tốc:
- Nắm rõ quy định chuyển làn: Tuyệt đối không chuyển làn tùy tiện, thực hiện chuyển làn theo đúng tuần tự và giữ khoảng cách an toàn.
- Không dừng đỗ xe trên đường cao tốc: trừ trường hợp gặp sự cố kỹ thuật, hư hỏng máy móc không thể di chuyển.
- Kỹ năng khi cần dừng xe khẩn cấp: Tài xế phải đặt biển cảnh báo để thông báo cho các tài xế phía sau biết. Khoảng cách tối thiểu vào ban ngày là 100m và ban đêm là 200m.
- Không chiếu đèn pha bừa bãi: Khi thấy các tài xế khác trong tầm chiếu sáng của mình, tài xế nên chủ động cụp đèn pha và sử dụng đèn chiếu gần.
- Không lấn chiếm làn khẩn cấp (đường có một vạch màu trắng sơn liền): Làn đường khẩn cấp chỉ được sử dụng trong các trường hợp như: xe của bạn bị hư hỏng, bị trục trặc, cần chờ sự giúp đỡ.
- Thuộc lòng quy tắc làn xe: Tài xế nên chú ý lưu thông ở giữa, làn bên trái thứ nhất dành cho xe có ý định muốn chuyển sang làn rẽ hoặc muốn vượt, làn bên phải thứ nhất dành cho xe nhập vào và ra làn.
Bổ túc lái xe đường cao tốc an toàn
Các tài xế khi học bổ túc sẽ được nắm vững tất cả các quy định và được hướng dẫn chạy thực tế để có kinh nghiệm di chuyển trên đường cao tốc an toàn, đúng cách.
>>> Nếu bạn còn lo lắng khi lái xe trên đường cao tốc, hãy xem thêm 8 kinh nghiệm khi lái xe trên đường cao tốc hữu ích này ngay.
Bổ túc tay lái đi tỉnh (lái xe đường dài)
Lái xe đường dài là kỹ năng mà nhiều tài xế cần có để phục vụ cho mục đích nghề nghiệp của mình. Để các tài xế lái xe an toàn trên các tuyến đường xuyên tỉnh, kỹ năng bổ túc lái xe cần có thông thường là:
- Kiểm tra tình trạng và hoạt động của xe: Trước khi khởi hành nên kiểm tra máy móc, hệ thống phanh, tình trạng lốp xe, cần gạt, ống xả, hệ thống đèn xe, còi, dầu động cơ,… để mọi thứ đảm bảo mọi thứ hoạt động tốt.
- Lái xe vận tốc phù hợp: tuân thủ vận tốc quy định, chủ động nhường đường khi cần thiết, nên hạn chế di chuyển vào ban đêm.
- Vượt xe đúng cách: Tuyệt đối không vượt ở khúc cua khuất tầm nhìn, không vượt bên phải khi đoạn đường chỉ có 1 làn di chuyển cho mỗi chiều đường, không vượt trên cầu, trong hầm đường bộ, không vượt ở những nơi có vạch phân cách liền và những đoạn cấm vượt.
- Hạn chế tốc độ và đánh lái liên tục khi đi trên đường quanh co, nhiều khúc cua.
- Lên trước lộ trình ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp: Hãy nghỉ ngơi sau khi lái xe được 2 giờ hoặc 200km.
Bổ túc kỹ năng lái xe đường dài (đi tỉnh)
Trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, kỹ năng là điều cần thiết để có thể trở thành một tài xế chuyên nghiệp. Vì thế, nếu bạn còn thấy mình đang thiếu kỹ năng nào, hãy chủ động tìm tòi và học hỏi ngay. Nếu không biết nên học như thế nào thì hãy tìm đến những người có kinh nghiệm để học hỏi, đó cũng chính là giá trị của việc học bổ túc tay lái.
Một vài gợi ý giúp tài xế mới giữ được tự tin khi lái xe
Thắt dây an toàn
Thắt dây an toàn là tối quan trọng điều đầu tiên mà tài xế và tất cả hành khách cần phải làm khi lên xe, dù là ngồi ghế trước hay sau. Dây an toàn sẽ giúp người ngồi ghế trước giảm 45% nguy cơ gây thương tích, đồng thời giảm đến 50% nguy cơ bị chấn thương từ trung bình đến nghiêm trọng.
Thắt dây an toàn để đảm bảo tính mạng cho bản thân và người khác
Không kiểm soát tốc độ có thể gây thương vong
Luôn tuân thủ quy định về tốc độ (hoặc thấp hơn tốc độ cho phép nếu bạn đang lái xe trên địa hình trơn trượt, trời mưa, đường hẹp hoặc nhiều gió). Những tay lái trẻ thường có xu hướng yêu thích tốc độ. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố rằng trung bình vận tốc cứ tăng 1 km/h sẽ làm tăng 3% tỷ lệ tai nạn có chấn thương và 4 đến 5% tỷ lệ tai nạn tử vong. Vì thế đừng để nhanh vài giây mà phí cả cuộc đời bạn nhé.
Tuân thủ tốc độ quy định trên tuyến đường đang lưu thông
Giữ khoảng cách an toàn giữa các xe
Hãy nhớ luôn giữ một khoảng cách an toàn nhất định đối với xe phía trước, sau cũng như 2 bên để khi xảy ra tình huống bất ngờ còn kịp thời xử lý. Giữ khoảng cách sẽ giúp bạn tránh được nhiều tình trạng không mong muốn như va quẹt với xe bên cạnh hay đâm đầu vào đuôi xe phía trước khi họ bất ngờ phanh gấp,...
Quy định khoảng cách an toàn giữa các xe khi lưu thông
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ xe
Hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, bao gồm:
- Giấy đăng ký xe.
- Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định.
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định).
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.
Nếu không mang mà bị CSGT kiểm tra thì bạn sẽ bị phạt theo quy định của Luật GTĐB. Mức phạt sẽ khác nhau tùy thuộc theo loại giấy tờ nên để không bị mất tiền phạt thì hãy luôn mang giấy tờ bên mình bạn nhé.
>>> Tham khảo ngày mức phạt vi phạm giao thông mới nhất theo nghị định 100.
Không mang giấy tờ khi lái xe có thể bị phạt theo luật GTĐB
Không phân tâm khi lái xe
Phân tâm khi lái xe là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông. Vì thế khi lưu thông bạn cần tập trung tuyệt đối, luôn chú ý quan sát phía trước. Đặc biệt, bạn nên tránh những việc gây sao nhãng như nghe điện thoại, nhắn tin, chụp hình, quay phim, uống cà phê, nhìn gương chiếu hậu quá lâu,... Hãy nhớ điều quan trọng nhất khi lái xe chính là ý thức và sự tự giác tập trung của người lái.
Di chuyển trong khung giờ cao điểm
Vào những khung giờ cao điểm, mật độ lưu thông đông, bạn cần di chuyển chậm, giữ khoảng cách an toàn. Đồng thời cần hiểu rõ về chiếc xe của bạn để tận dụng các tính năng và công nghệ một cách tối ưu.
>>> XEM NGAY: 12 kinh nghiệm lái xe ô tô vào giờ cao điểm mà bạn cần biết để di chuyển an toàn.
Di chuyển chậm để đảm bảo an toàn vào giờ cao điểm
An tâm nhờ hệ thống ABS
Điều này đặc biệt hữu ích đối với những tay lái mới, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) giúp bạn kiểm soát vô lăng và duy trì sự ổn định của xe, bằng cách giữ bánh xe không bị khoá và trượt trên mặt đường. Khi hệ thống ABS được kích hoạt, bạn có thể nghe thấy tiếng bánh xe khóa và mở, bởi chân phanh sẽ rung nhẹ. Đừng lo lắng, vì đấy là cách hệ thống tự vận hành khi người lái đạp phanh gấp.
Giải quyết đúng cách khi gặp tai nạn
Hãy trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản về quy trình xử lý tình huống khi gặp tai nạn. Bật đèn cảnh báo khẩn cấp, tắt động cơ và kiểm tra tình trạng của bạn cũng như các hành khách khác trên xe. Mang theo đầy đủ giấy tờ và lưu những số điện thoại khẩn cấp cần thiết tại địa phương như CSGT, cấp cứu, trung tâm bảo hiểm sửa chữa xe,...
Kiểm tra kỹ khu vực xung quanh trước khi ra khỏi xe và di chuyển phương tiện đến nơi an toàn hơn. Hơn hết, hãy đảm bảo bạn đã trao đổi đầy đủ thông tin với bên thứ ba liên quan (nếu có) và giữ bình tĩnh để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Tại sao học viên nên chọn Hocthilaixe.com để bổ túc tay lái?
Khi đăng ký phụ đạo lái xe tại Hocthilaixe.com, bạn sẽ nhận được những quyền lợi tốt nhất:
- Trung tâm cam kết học phí đúng như giá báo, không phát sinh thêm.
- Hỗ trợ đưa đón học viên bổ túc tay lái TPHCM ở khắp các quận, huyện.
- Học 1 kèm 1 với giáo viên giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt huyết với nghề.
- Đảm bảo dạy học tận tình, KHÔNG CÂU GIỜ của học viên.
- Thực hành thực tế trên các tuyến đường lớn, đông người để học viên có cơ hội cọ xát thực tiễn.
- Sắp xếp thời gian linh động, học viên có thể ALO đến trung tâm để book lịch học theo mong muốn của mình, trung tâm sẽ sắp xếp THẦY + XE cho học viên.
- Đối với các học viên ở tỉnh, trung tâm sẽ hỗ trợ tìm các thầy và trung tâm học gần nhất để học viên có thể thuận tiện học nhất.
- Có tổ chức bổ túc lái xe đường trường tỉnh xa (Vũng Tàu, Tiền Giang, Đà Lạt, Bảo Lộc, Phan Thiết….) theo yêu cầu của học viên.
>>> Đăng ký book lịch học bổ túc tay lái đường trường, sa hình ngay để tham gia kỳ thi sát hạch bằng lái xe B1, B2 gần nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bổ túc tay lái đường trường mà Hocthilaixe.com đã mang đến cho bạn. Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào hay cần hỗ trợ tư vấn vấn đề gì thì đừng ngần ngại liên hệ với trung tâm qua hotline 08.1900.0516.