Bổ túc tay lái sa hình - Tập lái xe trước thi, tăng khả năng đậu

Bổ túc tay lái sa hình - Tập lái xe trước thi, tăng khả năng đậu

Bổ túc tay lái sa hình - Tập lái xe trước thi, tăng khả năng đậu

Cập nhật lúc 22/07/2021 14:10
Phần thi sa hình là một vòng thi “khó nuốt” đối với nhiều người. Chỉ cần sơ suất một chút bạn có thể bị trừ điểm “không thương tiếc”. Vì thế, các thí sinh dự thi thường khá SỢ phần thi này. Vậy bạn cần học lái xe sa hình như thế nào để có thể tự tin đi thi mà không lo “rớt”.

    Phần thi sa hình là một vòng thi “khó nuốt” đối với nhiều người. Chỉ cần sơ suất một chút bạn có thể bị trừ điểm “không thương tiếc”. Vì thế, các thí sinh dự thi thường khá SỢ phần thi này. Vậy bạn cần học lái xe sa hình như thế nào để có thể tự tin đi thi mà không lo “rớt”.

     

    Bài viết này, Hocthilaixe.com sẽ đem đến cho bạn một phương pháp học lái xe sa hình cực hiệu quả, không lo “rớt”. Đó chính là phương pháp bổ túc tay lái sa hình.

     

    Bổ túc tay lái là gì?

     

    Bổ túc tay lái hay phụ đạo tay lái là hình thức học lái xe thực hành theo yêu cầu. Khi học viên đăng ký chương trình bổ túc sẽ được sắp xếp thời gian học linh động theo mong muốn, chi phí học được tính theo số giờ học thay vì theo khóa hay theo lớp. Bổ túc lái xe theo hình thức 1 thầy 1 trò 1 xe sẽ giúp bạn đạt kết quả tốt nhất trong thời gian nhanh nhất.

     

    >>> TÌM HIỂU THÊM: Tất tần tật những điều bạn cần biết về bổ túc tay lái (học lái xe theo yêu cầu)

     

    Bổ túc tay lái là gì?

    Thầy dạy bổ túc tay lái sa hình 1 kèm 1

     

    Tại sao bạn nên chọn học bổ túc lái xe sa hình?

     

    Chắc hẳn để lấy được GPLX B1, B2, C, D,... ai cũng phải trải qua kỳ thi sát hạch lái xe mà bộ GTVT quy định. Kỳ thi bao gồm 2 vòng: thi lý thuyết và thực hành trong đó có phần thi thực hành lái xe sa hình và đường trường. Một trong những phần thi quan trọng, gây nhiều khó khăn cho người học là phần thi sa hình. 

     

    Ở phần thi sa hình, bạn cần thực hiện 11 bài lái xe thực hành và đạt điểm số tối thiểu là 80/100 điểm thì mới vượt qua được phần thi. Đây là những bước lái xe từ đơn giản đến nâng cao đòi hỏi thí sinh phải nắm vững các kiến thức và có kinh nghiệm lái xe cơ bản để hoàn thành phần thi này. Chính vì thế, việc tập luyện trước thi là vô cùng quan trọng. 

     

    Tại sao bạn nên chọn học bổ túc lái xe sa hình?

    11 bài thi thực hành lái xe sa hình

     

    Việc học bổ túc lái xe sa hình trước kỳ thi sẽ giúp bạn tự tin và vững tay lái hơn khi chính thức tham gia thi, đặc biệt là đối với những người mới chưa biết lái xe trước đó. Hơn nữa, so với chương trình học lái xe bổ túc, người học hoàn toàn có thể làm chủ được thời gian, địa điểm học cũng như chủ động trong việc chi trả chi phí học vì “học đến đâu trả tiền đến đó”. Vì thế,  bổ túc tay lái  là phương pháp học thực hành lái xe hiệu quả mà bạn nên chọn lựa để tối ưu hiệu quả tập luyện cũng như tiết kiệm thời gian.

     

    Chi phí học bổ túc tay lái sa hình

     

     Chi phí bổ túc tay lái  thường giao động ở mức từ 200.000đ - 300.000đ/giờ, tùy theo loại xe (số sàn hay số tự động), hạng bằng lái muốn thi mà mức phí sẽ khác nhau. Hiện nay, khóa học bổ túc tay lái sa hình tại Hocthilaixe.com có mức giá cụ thể:

     

    Bổ túc tay lái số sàn

    Bổ túc tay lái số tự động

    250.000đ/ giờ

    280.000đ/ giờ

    Đã bao gồm tiền xăng, xe, thầy dạy.

    Đã bao gồm tiền xăng, xe, thầy dạy.

     

    Ngoài ra, bạn còn có thể được hưởng nhiều ưu đãi với mức giá rẻ hơn khi đăng ký học nhiều giờ hoặc thanh toán trả trước.

    >>> Đăng ký học bổ túc lái xe B2 sa hình ngay để book lịch học sớm!!!

     

    Học bổ túc tay lái sa hình ở đâu?

     

    Khi đăng ký học bổ túc lái xe sa hình, bạn được chủ động sắp xếp với thầy giáo về thời gian học và lựa chọn địa điểm tập luyện thuận tiện nhất. Hocthilaixe.com hiện liên kết với hơn 200 trường và trung tâm đào tạo bằng lái xe trải dài khắp các quận huyện tại TP HCM và các tỉnh thành phía Nam. Bạn có thể lựa chọn học tại các sân tập sa hình của các trung tâm gần nhất.

     

    >>> THAM KHẢO NGAY: Top 7 trung tâm đào tạo lái xe uy tín tại TP HCM.

     

    Học bổ túc tay lái sa hình ở đâu?

    Sân thực hành bổ túc lái xe TPHCM

     

    Bạn cũng có thể lựa chọn học bổ túc lái xe thực tế ngoài đường để nâng cao trình độ của bản thân. Việc này không những giúp bạn rèn luyện các bài thi sa hình mà còn nâng cao khả năng phản xạ, xử lý tình huống trên đường, tích lũy thêm kinh nghiệm cho phần thi lái xe đường trường. 

     

    Một vài địa chỉ tại TP HCM mà bạn có thể học lái xe sa hình:

    • Metro An Phú, quận 2
    • Đường Mai Chí Thọ, quận 2
    • Cá Sấu Hoa Cà, quận 3
    • Giga Mall, quận Thủ Đức
    • AEON Tân Phú
    • AEON Bình Tân
    • Khu Công Nghiệp Tân Bình
    • Khu Tên Lửa quận Bình Tân 
    • Đường Mã Lò, quận Bình Tân 
    • Lotte Mart quận 7
    • Khu vực cầu Him Lam, quận 7
    • Khu dân cư Thái Sơn, huyện Nhà Bè
    • Đường Nguyễn Văn Linh
    • ...

    >>> Đăng ký ngay để Hocthilaixe.com tư vấn cho bạn về thầy dạy và địa điểm học bổ túc sa hình gần nhất.

     

    Bổ túc tay lái sa hình học những gì?

    Chương trình học bổ túc tay lái xe ô tô sa hình sẽ dựa trên 11 bài thi thực hành sa hình của kỳ thi sát hạch lái xe B1, B2 của bộ GTVT bao gồm:

    Bài 1: Xuất phát

    Chuẩn bị trước khi xuất phát, bạn cần:

    • Điều chỉnh ghế ngồi, tay lái sao cho thoải mái nhất, đảm bảo nơi đặt chân phù hợp, dễ dàng đạp hết côn, phanh, ga. 
    • Kiểm tra 2 gương sao cho có thể thấy được điểm bánh xe sau tiếp xúc với mặt đường.
    • Thắt dây an toàn, nổ máy xe rồi chờ lệnh xuất phát.

     

    Các bước cần thực hiện

    Khi có lệnh xuất phát (thường trên xe thi sẽ có đèn xanh trên xe bật sáng và loa báo lệnh xuất phát):

    • Bật đèn xi nhan trái rồi vào số 1, nhả côn từ từ cho xe chạy.
    • Khi đi qua vạch xuất phát khoảng 5m hoặc đèn xanh trên xe tắt thì bạn tắt xi nhan.
    • Tiếp tục nhả côn cho xe chạy, không cần đạp ga, di chuyển đến vị trí bài số 2.

     

    Bài 1: Xuất phát

    Bài 1: Xuất phát

     

    Các yêu cầu cần đảm bảo:

    • Phải thắt dây an toàn trước khi xuất phát.
    • Nhẹ nhàng khởi động, trong thời gian 20 giây không bị rung giật.
    • Cần bật đèn xi nhan trái trước khi xuất phát.
    • Sau khi đi khỏi vạch xuất phát khoảng 5m thì tắt đèn xi nhan trái.
    • Tốc độ động cơ không được quá 4000 vòng/phút.
    • Chạy xe với tốc độ không quá 24km/h (hạng B1, B2, D) và 20km (hạng C, E).
    • Lái xe đúng với quy định giao thông đường bộ.

     

    Các lỗi bị trừ điểm cần tránh:

    • Không thắt dây an toàn (trừ 5 điểm).
    • Không bật đèn xi nhan trái lúc xuất phát (trừ 5 điểm).
    • Không tắt đèn xi nhan trái lúc đi qua vạch xuất phát 5m (trừ 5 điểm).
    • Khi có lệnh xuất phát mà chưa xuất phát quá 20 giây (trừ 5 điểm).
    • Khi để xe chết máy (trừ 5 điểm/ lần).
    • Khi để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút (trừ 5 điểm/ lần).
    • Lái xe vượt tốc độ quy định (trừ 5 điểm).

    Chú ý: Kể từ khi có lệnh xuất phát sau 10 giây mà bạn vẫn chưa cho xe vượt qua khỏi vạch xuất phát hoặc trong quá trình thi bạn gây ra tai nạn sẽ ngay lập tức bị truất quyền thi.

     

    Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

    Ở bài số 2 bạn cần thực hiện dừng xe đúng chỗ trước vạch trắng và vạch sọc ngựa vằn (là đường dành cho người đi bộ). Khoảng cách từ thanh cản phía trước đến vạch dừng không quá 500mm.

     

    Các yêu cầu cần thực hiện:

    • Dừng xe ở khoảng cách dưới 500mm từ thanh cản phía trước ô tô đến vạch dừng.
    • Giữ động cơ chạy liên tục, không để chết máy.
    • Lái xe đúng theo quy định giao thông đường bộ với tốc độ không được vượt quá 24km/h (đối với hạng B, D) và không quá 20km/h (đối với hạng C,E).

     

    Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

    Bài 2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

     

    Các lỗi bị trừ điểm cần tránh:

    • Không dừng ở vạch dừng đúng theo quy định (trừ 5 điểm).
    • Dừng xe ở khoảng cách từ thanh cản phía trước ô tô đến vạch dừng lớn hơn 500mm (trừ 5 điểm).
    • Dừng xe quá vạch dừng quy định (trừ 5 điểm).
    • Xe không hoạt động liên tục, để xe bị chết máy (trừ 5 điểm/ lần).
    • Để tốc độ động cơ vượt quá 4000 vòng/phút (trừ 5 điểm/ lần).
    • Khi lái xe quá tốc độ cho phép theo quy định luật GTĐB (cứ 3 giây bị trừ 1 điểm).
    • Khi tổng số thời gian thực hiện bài thi sát hạch quá quy định (cứ 3 giây bị trừ 1 điểm).

    Lưu ý: Nếu quá 30 giây mà xe của bạn vẫn chưa xuất phát, lái xe không đúng, lên vỉa hè hay gây tai nạn khi thực hành sẽ bị truất quyền thi.

     

    Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc

    Các bước cần thực hiện:

    • Dừng xe đúng quy định với khoảng cách từ thanh cản phía trước đến vạch dừng không vượt quá 500mm.
    • Di chuyển từ từ khi lên dốc, đảm bảo không bị tự dốc và đúng thời gian quy định.
    • Kết thúc bài 3, lái xe đến bài tiếp theo.

     

    Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc

    Bài 3. Dừng xe và khởi hành ngang dốc

     

    Các yêu cầu cần đảm bảo:

    • Dừng xe đúng khoảng cách quy định so với vạch dừng (không quá 500mm).
    • Khởi hành xe nhẹ nhàng, không giật nẩy hay chết máy, không bị tụt dốc quá 500mm.
    • Xe qua vị trí dừng dưới 30 giây.
    • Đảm bảo tốc độ động cơ không vượt quá 4000 vòng/phút.
    • Lái xe đúng với quy định giao thông đường bộ.
    • Tốc độ xe chạy không vượt quá 24km/h (đối với hạng B,D) và không quá 20 km/h (đối với hạng C,E).

     

    Các lỗi bị trừ điểm cần tránh:

    • Dừng xe chưa đến vạch dừng ở vị trí quy định (trừ 5 điểm/lần).
    • Để xe bị chết máy (trừ 5 điểm/lần).
    • Để tốc độ động cơ vượt quá 4000 vòng/phút (trừ 5 điểm/lần).
    • Khi lái xe vượt quá tốc độ cho phép (cứ 3 giây bị trừ 1 điểm).
    • Khi tổng thời gian đến bài sát hạch đang thực hiện vượt quá quy định (cứ 3 giây sẽ bị trừ 1 điểm).

     

    Lưu ý mắc các lỗi nặng bị truất quyền thi:

    • Dừng xe vượt quá vị trí vạch dừng theo quy định.
    • Xe bị tụt dốc quá 500mm kể từ khi dừng xe.
    • Quá 30 giây không khởi hành xe qua vạch dừng.
    • Gây tai nạn trong lúc thi.

     

    Bài 4: Đi xe qua hàng đinh và đường vuông góc (chữ Z)

    Các bước thực hiện:

    • Ở bài thi số 4, bạn phải điều khiển làm sao để 2 bánh xe bên phải lọt qua một vạch đường (bề rộng khoảng 30 - 35cm).
    • Để bánh xe không chạm vào hàng đinh, người lái cần điều khiển thật cẩn thận (đánh lái muộn một chút để xe áp sát vào lề đường bên phải). Nếu thấy bánh xe cách vạch dẫn đường được kẻ ở mặt sân bằng mép ngoài hàng đinh khoảng 10 - 15cm thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện tiếp bài thi. 
    • Sau khi đi qua hàng đinh thì bạn cần đánh lái để vượt qua 2 góc chữ Z. Quan sát gương chiếu hậu nếu thấy ngang với góc bên trái hãy đánh lái sang trái, trả lái phù hợp sao cho thành xe song song với vạch giới hạn (cách khoảng 30 - 40cm).
    • Nếu quan sát thấy gương chiếu hậu bên phải ngang với góc thứ 2 thì người lái đánh hết lái sang phải đồng thời, trả thẳng lái tiến ra khỏi hình.

    Ở bài thi này bạn cần luyện tập việc đánh lái thật thuần thục để tránh bánh xe đè lên vạch ở mép đường.

     

    Bài 4: Đi xe qua hàng đinh và đường vuông góc (chữ Z)

    Bài 4. Đi xe qua hàng đinh và đường vuông góc (chữ Z)

     

    Các yêu cầu cần đảm bảo:

    • Phải đi đúng hình quy định của hạng bằng lái sát hạch.
    • Bánh xe trước và sau ở bên lái phụ phải qua vùng giới hạn của hình vệt bánh xe.
    • Bánh xe không được đè vào vạch hình sát hạch.
    • Bài thi hoàn thành trong thời gian quy định là 2 phút.
    • Giữ cho động cơ hoạt động liên tục.
    • Đảm bảo động cơ không vượt quá 4000 vòng/phút
    • Giữ tốc độ xe không vượt quá 24km/h (hạng B, D) và không quá 20 km/h (hạng C, E).

     

    Các lỗi bị trừ điểm:

    • Khi thời gian thực hiện bài thi sát hạch quá 2 phút (trừ 5 điểm/lần).
    • Khi bánh xe đè vào vạch hình sát hạch (trừ 5 điểm/lần).
    • Khi bánh xe đè vào vạch hình sát (cứ 5 giây bị trừ 5 điểm).
    • Xe bị chết máy (trừ 5 điểm/lần).
    • Khi để tốc độ động cơ vượt quá 4000 vòng/phút (trừ 5 điểm/lần).
    • Khi chạy xe quá tốc độ quy định (cứ 3 giây bị trừ 1 điểm).
    • Khi tổng số thời gian đến bài thi sát hạch đang thực hiện vượt quá quy định (cứ 3 giây bị trừ 1 điểm).

     

    Lỗi nặng bị truất quyền thi:

    • Không đi đúng hình của hạng xe sát hạch.
    • Khi bánh xe trước và sau bên lái phụ không qua vạch của hình vệt bánh xe.
    • Lái xe lên vỉa hè, gây tai nạn.

     

    Bài 5: Qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông

    Các bước cần thực hiện:

    • Dừng lại khi đèn tín hiệu màu đỏ, di chuyển khi đèn màu xanh hoặc vàng bật.
    • Dừng xe với khoảng cách không quá 500mm từ thanh cản phía trước xe ô tô đến vạch dừng.
    • Bật đèn xi nhan đúng quy định.
    • Lái xe qua ngã tư không được vi phạm vạch kẻ đường.
    • Lái xe đến bài thi sa hình tiếp theo.

     

    Bài 5: Qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông

    Bài 5. Qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông

     

    Các yêu cầu cần đảm bảo:

    • Chấp hành nghiêm chỉnh theo tín hiệu đèn giao thông
    • Dừng xe với khoảng cách không quá 500mm từ thanh cản phía trước ô tô đến vạch dừng
    • Bật đèn xi nhan trái khi rẽ trái.
    • Bật đèn xi nhan phải khi rẽ phải.
    • Lái xe đi ngang ngã tư trong thời gian 20 giây.
    • Lái xe qua ngã tư theo đúng quy tắc giao thông đường bộ.
    • Đảm bảo động cơ hoạt động liên tục.
    • Giữ tốc độ của động cơ dưới 4000 vòng/phút.
    • Chạy với tốc độ xe không quá 24km/h (hạng B, D) và không vượt 20 km/h (hạng C, E).

     

    Các lỗi bị trừ điểm cần tránh:

    • Khi vi phạm tín hiệu đèn điều khiển giao thông qua ngã tư khi đèn tín hiệu màu đỏ (trừ 10 điểm).
    • Khi dừng xe quá vạch dừng quy định (trừ 5 điểm).
    • Khi dừng xe chưa đến vạch dừng quy định (trừ 5 điểm).
    • Không bật đèn xi nhan khi rẽ trái hoặc rẽ phải (trừ 5 điểm).
    • Khi quá thời gian 20s từ khi đèn tín hiệu màu xanh bật sáng không lái xe qua được vạch kết thúc ngã tư (trừ 5 điểm).
    • Để xe bị chết máy (trừ 5 điểm/ lần).
    • Khi lái xe với tốc độ động cơ vượt quá 4000 vòng/phút (trừ 5 điểm/ lần).
    • Khi lái xe với tốc độ quá quy định cho phép (cứ 3 giây bị trừ 1 điểm).
    • Khi tổng thời gian đến bài sát hạch thực hiện quá quy định (cứ 3 giây bị trừ 1 điểm).

     

    Trường hợp bị truất quyền thi:

    • Quá 30 giây từ khi đèn tín hiệu màu xanh sáng mà bạn không lái xe qua được vạch kết thúc ngã tư.
    • Khi bị thiết bị báo không thực hiện đúng với trình tự bài thi do lái xe vi phạm vạch kẻ đường.
    • Lái xe lên vỉa hè, gây ra tai nạn.

     

    Bài 6: Xe đi qua đường vòng quanh co (chữ S)

    Các bước thực hiện:

    • Lái xe đi qua đường vòng quanh co trong vùng giới hạn của hình sát hạch trong khoảng thời gian là 2 phút.
    • Lái xe đi qua vạch kết thúc phần thi sa hình số 6 và đến bài sát hạch tiếp theo.

     

    Bài 6: Xe đi qua đường vòng quanh co (chữ S)

    Bài 6. Xe đi qua đường vòng quanh co (chữ S)

     

    Các yêu cầu cần đảm bảo:

    • Phải đi đúng hình đã quy định.
    • Không được để bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch.
    • Hoàn thành phần thi sát hạch trong thời gian 2 phút.
    • Giữ động cơ liên tục hoạt động.
    • Đảm bảo động cơ chạy không quá 4000 vòng/phút.
    • Lái xe ô tô với tốc độ không quá 24 km/h đối với hạng B, D và không quá 20 km/h đối với hạng C, E.

     

    Các lỗi bị trừ điểm cần tránh:

    • Khi bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch (trừ 5 điểm/lần).
    • Khi bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch (cứ quá 5s sẽ bị trừ 5 điểm).
    • Thời gian thực hiện bài sát hạch quá 2 phút (trừ 5 điểm).
    • Để xe bị chết máy (trừ 5 điểm/lần).
    • Khi lái xe để động cơ quá 4000 vòng/ phút (trừ 5 điểm/lần). 
    • Khi lái xe quá tốc độ quy định (trừ 1 điểm/lần). 
    • Khi tổng thời gian đến phần sát sạch đang thực hiện quá quy định (trừ 1 điểm).

     

    Trường hợp bị truất quyền thi:

    • Lái xe đi không đúng hình của hạng xe sát hạch.
    • Lái xe lên vỉa hè, gây ra tai nạn.

     

    Bài 7: Ghép xe vào nơi đỗ (chuồng dọc)

    Các bước thực hiện:

    • Bước 1: Đỡ côn, cho xe bám sát và cách vạch chip màu đen bên người lái 20-30cm, khi nào vai người lái đến giữa nhà xe thì phanh lại.
    • Bước 2: Đánh hết lái phải, cho xe di chuyển kết hợp nhìn gương bên trái, khi nào hoàn thành xe bên trái dóng thẳng ra điểm 02 (điểm đánh dấu) thì phanh lại.
    • Bước 3: Đánh hết lái trái, vào số lùi, nhả côn chậm cho xe lùi kết hợp nhìn gương bên trái. Khi nào thành xe song song với 2 bên thành nhà xe thì phanh lại.
    • Bước 4: Trả thẳng lái, cho xe lùi tiếp kết hợp nhìn gương phải. Khi nào bánh xe sau bên phải qua vạch màu vàng thì phanh lại.
    • Bước 5: Vào số 1, cho xe di chuyển, khi nào vai người lái bằng vạch màu đen bên trái thì đánh lái phải, cho xe di chuyển đến bài tiếp theo.

     

    Bài 7: Ghép xe vào nơi đỗ (chuồng dọc)

    Bài 7. Ghép xe vào nơi đỗ (chuồng dọc)

     

    Các yêu cầu cần đảm bảo:

    • Bạn phải hoàn thành bài thi lùi xe vào nơi đỗ trong vòng 2 phút.
    • Bánh xe ô tô không được đè vào đường giới hạn ống khí và không được đè vào vạch cảm ứng giới hạn.
    • Không bị tắt máy trong quá trình thi.
    • Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút.
    • Tốc độ xe chạy không quá: 24km/h (hạng B, D) và 20km/h (hạng C, E).

     

    Các lỗi bị trừ điểm

    Dưới đây là những lỗi bị trừ điểm trong bài thi lùi chuồng:

    • Khi bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch (trừ 5 điểm/lần).
    • Khi bánh xe đè vào đường giới hạn ống khí (cứ quá 5 giây bị trừ 5 điểm).
    • Đỗ xe khi không có tín hiệu báo kết thúc (trừ 5 điểm).
    • Khi thời gian thực hiện bài thi quá quy định (cứ quá 2 phút bị trừ 5 điểm).
    • Khi xe bị chết máy (trừ 5 điểm/lần).
    • Khi để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút (trừ 5 điểm/lần).
    • Khi xe quá tốc độ quy định (cứ 03 giây bị trừ 01 điểm).
    • Khi tổng thời gian đến bài sát hạch đang thực hiện quá quy định (cứ 03 giây bị trừ 01 điểm).

     

    Trường hợp bị truất quyền thi:

    • Kết thúc bài thi mà không hoàn thành ghép xe vào nơi đỗ, vẫn còn một phần than xe nằm ngoài khu vực ghép xe.
    • Lái xe lên vỉa hè, gây tai nạn.

     

    Bài 8: Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt

    Các bước cần thực hiện:

    • Sau khi xuất phát, học viên cho xe chạy chậm để khi thấy khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe xuống mặt đường đến vạch dừng không quá 500mm, ấn nhẹ phanh để dừng xe từ từ.
    • Dừng xe xong thì bạn nhả côn cho xe chạy tiếp luôn (dừng lâu quá 30 giây sẽ bị trừ điểm).

     

    Bài 8: Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt

    Bài 8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt

     

    Các yêu cầu cần đạt:

    • Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 500mm.
    • Không để động cơ ngừng khi thực hiện bài thi.
    • Giữ tốc độ vòng tua máy không quá 4000 vòng/phút.
    • Lái xe theo đúng luật giao thông.
    • Tốc độ chạy xe không quá 24km/h (hạng B, D) và không quá 20km/h (hạng C, E).

     

    Các lỗi bị trừ điểm cần tránh:

    • Không dừng xe ở vạch dừng quy định (trừ 5 điểm).
    • Dừng xe quá vạch dừng quy định (trừ 5 điểm).
    • Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định (trừ 5 điểm).
    • Xe bị chết máy (trừ 5 điểm/lần).
    • Tốc độ động cơ chạy quá 4000 vòng/phút (trừ 5 điểm/lần).
    • Xe chạy quá tốc độ quy định (cứ 3 giây trừ 1 điểm).
    • Tổng thời gian đến bài sát hạch đang thực hiện quá quy định (cứ 3 giây trừ 1 điểm).

     

    Bài 9: Tăng tốc, tăng số

    Các bước thực hiện:

    Bắt đầu bài 9, trên quãng đường 25m đầu (kể từ biển tăng tốc đến biển 20 màu xanh) bạn cần thay đổi tốc độ như sau:

    • Đối với hạng B: từ số 1 lên số 2 và tăng tốc lên trên 24km/h.
    • Đối với hạng C, E: từ số 2 lên số 3 và tăng tốc lên trên 20km/h.
    • Đối với hạng D: từ số 2 lên số 3 và tăng tốc lên trên 24km/h.

    Trên quãng đường 25m còn lại (kể từ sau biển 20 màu xanh đến biển 20 màu trắng) bạn phải thay đổi số ngược lại và giảm tốc độ. Sau đó lái xe đến bài thi sát hạch tiếp theo.

     

    Bài 9: Tăng tốc, tăng số

    Bài 9. Tăng tốc, tăng số

     

    Các yêu cầu cần phải đạt:

    • Hoàn thành bài thi trong vòng 2 phút.
    • Giữ tốc độ tua máy không quá 4000 vòng/phút.
    • Lái xe đúng quy tắc giao thông đường bộ.
    • Không để chết máy giữa bài thi tăng giảm số trên đường bằng.

     

    Các lỗi bị trừ điểm cần tránh:

    • Không thay đổi số theo quy định (trừ 5 điểm).
    • Không thay đổi tốc độ theo quy định (trừ 5 điểm).
    • Không thay đổi đúng số và đúng tốc độ quy định (trừ 5 điểm).
    • Thực hiện bài thi cứ quá 2 phút (trừ 5 điểm).
    • Xe bị chết máy giữa bài thi (trừ 5 điểm/lần).
    • Xe chạy quá tốc độ tua máy 4000 vòng/phút (trừ 5 điểm/lần).
    • Tổng thời gian đến bài sát hạch đang thực hiện quá quy định (cứ 3 giây trừ 1 điểm).

     

    Bài 10: Ghép xe ngang - Đỗ xe song song

    Các bước thực hiện:

    • Bước 1: Cặp xe song song với bãi đỗ cách xe đang đỗ 50 - 80cm, tiến xe tới khoảng 2/3 bãi đỗ (hoặc căn bánh sau ngang với thành trên của chuồng).
    • Bước 2: Đánh hết lái sang bên trái, tiến lên từ từ sao cho gương chiếu hậu bên trái và xe thẳng hàng, tạo 1 góc 45 độ so với bãi đỗ.
    • Bước 3: Lùi xe từ từ vào bãi đỗ cho đến khi gương chiếu hậu bên tay phải ngang với vạch giới hạn ngoài, đánh hết lái sang trái và lùi xe vào.
    • Bước 4: Khi bánh sau bên phải đè lên vạch ngang, bạn trả thẳng lái và chỉnh xe ngay ngắn.

     

    Bài 10: Ghép xe ngang - Đỗ xe song song

    Bài 10. Ghép xe ngang – Đỗ xe song song

     

    Các yêu cầu cần đảm bảo:

    • Không được đè vạch cảm ứng giới hạn.
    • Thực hiện bài thi không vượt quá 2 phút.
    • Giữ vòng tua máy không quá 4000 vòng/phút.
    • Giữ máy luôn chạy trong quá trình thực hiện bài thi.
    • Tốc độ không vượt quá 24km/h (hạng B, D) và không quá 20km/h (hạng C, E).

     

    Các lỗi bị trừ điểm cần tránh:

    • Bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch (cứ quá 5 giây trừ 5 điểm).
    • Ghép xe không đúng vị trí quy định, toàn bộ thân xe nằm trong khu vực ghép xe nhưng không có tín hiệu báo kết thúc (trừ 5 điểm).
    • Thực hiện bài thi quá 2 phút (trừ 5 điểm).
    • Xe bị chết máy (trừ 5 điểm/lần).
    • Xe chạy quá tốc độ quy định (cứ 3 giây trừ 1 điểm).

    Trường hợp bị truất quyền thi: Chưa ghép xe được vào nơi đỗ, khi kết thúc bài sát hạch còn một phần thân xe nằm ngoài khu vực ghép xe

     

    Bài 11: Kết thúc

    Các bước thực hiện:

    • Bật đèn xi nhan phải khi xe đi qua vạch kết thúc.
    • Lái xe qua vạch kết thúc và dừng xe lại.

     

    Các yêu cầu cần đạt:

    • Hãy bật đèn xi nhan phải khi xe qua vạch kết thúc
    • Lái xe đi qua vạch kết thúc
    • Giữ động cơ liên tục hoạt động
    • Đảm bảo chạy xe với tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút.
    • Lái xe với tốc độ không vượt quá 24 km/h (hạng B, D) và không quá 20 km/h (hạng C, E).

     

    Các lỗi bị trừ điểm cần tránh:

    • Khi không bật đèn xi nhan phải (trừ 5 điểm).
    • Khi để xe bị chết máy (trừ 5 điểm).
    • Khi chạy xe quá tốc độ động cơ cho phép là 4000 vòng/phút (trừ 5 điểm).
    • Khi lái xe vượt quá tốc độ quy định (cứ 3 giây trừ 1 điểm).
    • Khi tổng thời gian thực hiện 11 bài thi sa hình quá quy định là 18 phút (cứ 3 giây bị trừ 1 điểm).

     

    Trường hợp bị truất quyền thi:

    • Không đi qua vạch kết thúc bài thi sa hình.
    • Tổng điểm các bài thi sát hạch dưới 80 điểm.

     

    >>> Đăng ký học bổ túc tay lái B2 ngay để tăng khả năng đậu, lấy bằng dễ dàng.

     

    Trên đây là toàn bộ thông tin về học bổ túc tay lái sa hìnhHocthilaixe.com mang đến cho bạn. Bạn đã tìm ra phương pháp học thực hành lái xe phù hợp cho mình chưa nào?

    Danh mục bài viết

    Đăng ký Tư Vấn Online Miễn Phí

    Nhập họ và tên
    Chọn Loại Bổ Túc cần tư vấn
    Nhập địa chỉ
    Nhập số điện thoại
    Bổ túc tay lái đường trường giúp nâng trình lái xe SIÊU HIỆU QUẢ

    Bổ túc tay lái đường trường giúp nâng trình lái xe SIÊU HIỆU QUẢ

    Tue, 27/07/2021 - lượt xem: 2014
    Có học viên đã từng chia sẻ rằng: “Tôi đã có bằng lái được 1 năm rồi nhưng tới nay cũng chưa chạy xe ra đường được mấy lần. Mỗi lần chạy luôn có cảm giác lo sợ. Có lần đi qua đoạn đường đông, tôi khá bối rối không biết nên xử lý làm sao sợ tông trúng người đi đường.” Đây không phải lo lắng của riêng ai mà có rất nhiều người sau khi có bằng lái xe ô tô B1, B2 rồi nhưng vẫn không tự tin lái xe ra đường. 
    Bổ túc tay lái là gì? Tất tần tật những điều bạn cần phải biết

    Bổ túc tay lái là gì? Tất tần tật những điều bạn cần phải biết

    Thu, 21/09/2023 - lượt xem: 2604
    Bạn đang hoặc sẽ học lái xe ô tô. Nhưng bạn quá bận rộn không có nhiều thời gian để luyện tập. Bạn không biết nên chọn phương pháp học lái xe nào cho hiệu quả và đạt kết quả nhanh chóng. Hay bạn đã có bằng nhưng trình độ lái xe vẫn còn yếu thì bạn phải làm gì đây?
    Tầm quan trọng của bổ túc tay lái mà bạn CẦN PHẢI BIẾT

    Tầm quan trọng của bổ túc tay lái mà bạn CẦN PHẢI BIẾT

    Tue, 22/06/2021 - lượt xem: 863
    Ngày nay, việc bổ túc tay lái đã không còn xa lạ với những người lái ô tô. Việc bổ túc tay lái là điều hiển nhiên để giúp bản thân tự tin và có các kỹ năng cần thiết để xử lý tình huống tốt. Đó chính là cách bảo vệ an toàn cho bản thân. Do đó, bạn cần hiểu được tầm quan trọng của bổ túc tay lái.
    Bổ túc tay lái (Học lái xe theo yêu cầu) có nên hay không?

    Bổ túc tay lái (Học lái xe theo yêu cầu) có nên hay không?

    Tue, 22/06/2021 - lượt xem: 858
    Bổ túc tay lái hay phụ đạo lái xe ô tô, học lái xe theo yêu cầu là một dịch vụ khá được ưa chuộng cho những người bận rộn và không có nhiều thời gian theo học lái xe ô tô đủ bài từ đầu đến cuối.

    Bạn cần thêm thông tin?

    GỌI HOTLINE 0815 66 33 77

    HocThiLaiXe sẽ tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn