Thực trạng bằng lái xe giả hiện nay
Việc sử dụng bằng lái xe giả mang lại nhiều hậu quả khôn lường. Thứ nhất khi sử dụng GPLX giả bị lực lực chức năng bắt được thì các cá nhân sẽ phải chịu các mức phạt theo quy định.
Thứ hai, khi các cá nhân dùng tiền mua bằng lái giả tất nhiên sẽ không có những kiến thức cơ bản cần thiết về luật an toàn giao thông sẽ dễ gây nên tai nạn giao thông nguy hại đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của cá nhân đó và mọi người xung quanh khi tham gia giao thông.
Theo các thống kê của chính phủ nước ta, của các nước trên thế giới, thiệt hại về người về của do tai nạn giao thông là một con số khổng lồ. Việc chấp hành đúng luật giao thông mà nhà nước đề ra chính là cách để bảo vệ sức khỏe tài sản tính mạng của chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy việc sử dụng bằng giả hay bao che cho các tổ chức làm giả thực sự là một việc làm hoàn toàn trái pháp luật.
>>> Mời bạn xem ngay: Cách tra cứu giấy phép lái xe (GPLX) chuẩn xác 100% và đơn giản nhất <<< Hướng dẫn cách tra cứu thông tin giấy phép lái xe trên hệ thống phân dễ dàng nhất.
Đặc điểm và cách nhận biết của bằng lái xe ô tô, xe máy thật và giả
Đặc điểm | Giấy phép lái xe THẬT | Giấy phép lái xe GIẢ |
Màu sắc, hoa văn |
- Bằng lái xe loại mới được làm từ chất liệu PET, có hoa văn màu vàng rơm, kích thước: 85x53mm. - Ngoài việc sử dụng công nghệ chống làm giả truyền thống, giấy phép lái xe mới còn được áp dụng công nghệ Hologram công nghệ mới (3D để phát sáng cực tím) và công nghệ IPI (để mã hóa). Bằng lái xe giả cũng được in hình người lái theo công nghệ số hóa. Và các hoa văn trên bằng lái xe máy giả giống hệt như thật. - Tem dán hình tròn trên góc phía dưới bên phải của ảnh được scan trên GPLX khi ta nhìn nghiêng sẽ thấy chữ “Đường bộ Việt Nam” lấp lánh trên tem. |
- Bằng lái xe giả có màu vàng sẫm hơn bằng lái xe thật, hoa văn giống bằng thật. - Bằng lái xe giả có các vị trí chống giả không phản quang như giấy phép lái xe thật. - Không thấy tem dán hình tròn trên góc phía dưới bên phải của ảnh được scan trên GPLX khi ta nhìn nghiêng sẽ thấy chữ “Đường bộ Việt Nam” lấp lánh trên tem. |
Thông tin |
- Có nội dung như: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạn sử dụng, hạng lái xe,…. bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh.
|
- Trên bằng lái xe giả, một số nội dung thông tin in không đúng theo quy tắc như: tháng sinh phải 2 chữ số, giữa tháng và năm giá trị của bằng lái xe phải có dấu phân cách,…
|
Sử dụng giấy phép lái xe giả bị xử phạt như thế nào?
Sử dụng bằng lái xe giả sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả được quy định tại khoản 5, 7, 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi sau:
+ Sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
- Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi sau:
+ Sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
- Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3 cách phân biệt GPLX thật và giả ĐƠN GIẢN nhất
Cách phân biệt bằng thật và bằng giả A1 trực tiếp bằng mắt thường
Để có thể nhận biết GPLX thật giả bằng mắt thường thì trước hết bạn cần nắm vững các đặc điểm của GPLX thật và giả để so sánh đối chiếu. GPLX thật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phát có các đặc điểm như sau:
- GPLX mới làm bằng PET, kích thước 8553 (mm), có hoa văn màu vàng rơm.
- Các nội dung in trên GPLX : họ và tên, nơi cư trú, ngày sinh, … đều được in bằng tiếng anh và tiếng việt theo đúng quy tắc (giữa tháng và năm giá trị của bằng lái xe phải có dấu phân, cách tháng sinh phải 2 chữ số, …)
- Góc phía dưới bên phải của ảnh có tem dán hình tròn được scan, khi ta nhìn nghiêng sẽ thấy được cụm đường bộ Việt Nam lấp lánh trên tem.
- Số thứ tự và số thứ năm của số GPLX trùng với hai số cuối của năm trúng tuyển GPLX. Vd như năm trúng tuyển của bạn là 1988 thì số GPLX của bạn sẽ là 01088235689.
Kiểm tra giấy phép lái xe thật hay giả qua hệ thống internet trên gplx.gov.vn
- Bước 1: Truy cập vào Trang thông tin giấy phép lái xe của Tổng cục đường bộ Việt Nam tại địa chỉ https:/gplx.gov.vn/
- Bước 2: Tiến hành nhập các thông tin bao gồm:
+ Loại giấy phép lái xe (Chọn dấu mũi tên).
+ Số giấy phép lái xe.
+ Ngày, tháng, năm sinh.
+ Mã bảo vệ.
Trong đó:
Loại GPLX: Chọn loại Giấy phép lái xe mà bạn đang sở hữu. Hiện nay có 3 loại như sau:
- GPLX Pet (có thời hạn): Tra cứu giấy phép lái xe ô tô, tra cứu giấy phép lái xe B2, B1, A4, tra cứu giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE.
- GPLX Pet (không thời hạn): Tra cứu giấy phép lái xe A1, A2, A3. Có thời hạn hay không thời hạn được ghi chú ngay bên dưới hình của bạn.
- GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): Loại này được cấp từ trước tháng 7 năm 2013, được làm từ giấy bìa và ép nhựa bên ngoài. Hiện nay ít người sử dụng.
Số GPLX: Bạn nhập số GPLX đã cấp của mình vào ô này.
- Đối với GPLX cũ, bạn nhập dãy màu đỏ dưới chữ GIẤY PHÉP LÁI XE. Bao gồm chữ và số lưu ý phải điền chữ phải viết in hoa và liền mạch với số.
- Đối với GPLX PET, bạn ghi dãy số màu đỏ hiển thị ở dưới dòng chữ GIẤY PHÉP LÁI XE/DRIVER’S LICENSE.
Ngày/tháng/năm sinh:
- Nếu là GPLX xe cũ, bạn chỉ cần nhập vào năm sinh là được. Ví dụ 1995, 1996,…
- Nếu là giấy phép lái xe PET, bạn nhập thời gian sinh của mình theo cú pháp yyyymmdd (có nghĩa là năm, tháng, ngày viết liền). Ví dụ, bạn sinh ngày 10 tháng 02 năm 1990 thì điền vào ô dãy số 19900210.
Bước 3: Nhấn chọn “Tra cứu giấy phép lái xe” và nhận kết quả
Nếu trang web hiện ra bảng Thông tin tra cứu giấy phép lái xe và những thông tin đó giống với nội dung ghi trên giấy phép lái xe của bạn thì bằng lái xe của bạn là thật.
Nếu trang web hiện ra thông báo "Có lỗi. Không tìm thấy thông tin GPLX trong CSDL GPLX quốc gia!" thì có thể bạn gặp phải 1 trong các trường hợp sau: bạn đã nhập sai thông tin, thông tin chưa kịp cập nhật lên hệ thống hoặc có thể giấy phép lái xe của bạn là giả.
Kiểm tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả qua hệ thống tin nhắn
Soạn tin nhắn theo cú pháp: TC [dấu cách] [Số GPLX] [Số Seri] rồi gửi đến số 0936 081 778 hoặc 0936 083 578.
Lưu ý, cách tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả này chỉ dành cho GPLX loại mới làm bằng vật liệu PET
Sau khi gửi tin nhắn, hệ thống sẽ tự động phản hồi các thông tin về GPLX cần tra cứu đến điện thoại của bạn bao gồm: Hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, lỗi vi phạm giao thông (nếu có)
>>> Làm sao để biết mình có bị phạt nguội hay không? Cách tra cứu phạt nguội nhanh nhất không phải ai cũng biết để tra cứu ngay <<<Việc kiểm tra phạt nguội vi phạm giao thông sẽ giúp chủ phương tiện chủ động và chấp hành đúng việc nộp phạt nếu có
Giờ thì bạn đã biết cách check bằng lái xe của mình hay chưa? Những hướng dẫn kiểm tra của chúng tôi sẽ giúp mọi người nhanh chóng kiểm tra để tự nhận biết được GPLX cần xác định là thật hay giả. Nếu bài viết này hữu ích đừng quên theo dõi Hocthilaixe.com để được cập những thông tin mới nhất, quan trọng nhất về các kinh nghiệm học lái xe nhé!