Nhiều người ép nhau từng ly rượu, cốc bia vì cho rằng, có uống mới là kính nhau hay thể hiện... đẳng cấp, tửu lượng. Nhưng có đáng không khi ích kỉ ép uống rượu bia cho đến say để rồi chính việc ép uống vô ý thức đó lại gây ra hằng loạt vụ tai nạn thương tâm hằng ngày.
Khi rượu bia là thước đo của “tình nghĩa”
Việt Nam thật “vinh hạnh” khi lọt top là đất nước tiêu thụ bia rượu lớn nhất thế giới. Và không khỏi ngạc nhiên khi nhiều người xem việc uống 1 ly bia trên bàn nhậu là thể hiện đẳng cấp hay sự tôn trọng người khác. Ở bàn nhậu, những ly bia được nâng với với câu đạo đầu “Nể anh/chị thì uống một ly” và những cuộc vui lại kéo dài đến hàng tiếng đồng hồ, thậm chí là thâu đêm suốt sáng. Đã từ lúc nào, ý thức “văn hóa” này đã ăn sâu trong tìm thức của người Việt Nam rằng “Anh/chị ấy biết uống thì người đó chịu chơi hay uống với mình một ly là người đó tôn trọng mình”. Để rồi, cái sự uống đó được xem là thước đo của “tình thân” và thân đến mức xảy ra những cuộc ẩu đả và hàng loạt vụ tai nạn do say xỉn không thể kiểm soát.
>>> CẢNH BÁO: Quốc hội đề xuất phạt người say xỉn lái xe phải đi nạo vét sông Tô Lịch. Hãy nghĩ đến hậu quả đừng vui quá đà!
Mới đây nhất vào khoảng 0h10 sáng ngày 1-5 tại khu vực hầm Kim Liên, quận Hai bà Trưng (Hà Nội), hai phụ nữ đã bị một ô tô đi phía sau lao tới đâm mạnh và đã không qua khỏi. Tài xế chiếc xe gây tai nạn có nồng độ cồn vượt quá nồng độ cho phép tại thời điểm gây ra tai nạn.
Vậy rốt cuộc, việc người khác chấp nhận nâng ly với bạn thì nói lên sự thân thiết như thế nào trong một mối quan hệ. Và để rồi, vì uống cho say cho hàng loạt điều nuối tiếc đang xảy ra hằng ngày.
Cầm vô lăng khi say xỉn là sự ích kỉ
Bạn uống rượu bia khi tham gia giao thông có rất nhiều hậu quả khôn lường. Điều đáng nói là khi càng có nhiều nồng độ cồn trong máu, chúng ta không thể kiểm soát được hành vi và tốc độ của mình. Các nghiên cứu gần đây cho thấy uống rượu bia trước khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện dễ bị hưng phấn, chạy xe với tốc độ cao. Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tốc độ phản ứng của lái xe từ 10-30%, làm giảm khả năng điều khiển tự chủ, phản xạ…dẫn đến gia tăng mức độ rủi ro và tai nạn giao thông.
Bạn có biết được rằng chỉ với những cuộc vui quá đà của mình rồi vô ý thức cầm lái và gây tai nạn cho người khác đó là một điều vô cùng ích kỉ. Ích kỉ với chính bạn bởi vì sau tất cả chính bạn mới là người lãnh nhận hậu quả chứ không phải ai khác. Nhưng đâu chỉ riêng bạn, bạn hãy thử nghĩ mà tượng tượng xem nếu như vụ tai nạn đó khiến bạn thương tật cả đời thì sao? Ai sẽ là người chăm lo cho bạn đến cuối đời hay chính bạn lại trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Điều đáng nói là nếu vụ tài nạn đó cưới đi sinh mệnh của người khác thì gia đình và con cái bạn sẽ sống trong ánh mắt dòm ngó và dèm pha của mọi người xung quanh.
Nhưngnhững điều đó chưa đáng là bao khi bạn say xỉn nhưng vẫn cầm vô lăng và gây ra điều thương tâm cho người khác. Nếu bạn say xỉn và gây ra vụ tai nạn như vụ tài xế say xỉn đâm chết nữ lao công ở Láng Hạ (Hà Nội) thì sự ích kỉ đó là một tội ác. Nhìn hình đứa con trai gục đầu, gào khóc bên thi thể mẹ mình - một hình ảnh đau lòng lên ác tình trạng say xỉn nhưng vô ý thức cầm vô lái như hiện nay. Bạn ích kỉ và uống cho đến say xỉn rồi mang lại nhiều đau khổ cho người khác thì hết thảy đó chính là tội ác.
>>> Hãy sử dụng dịch vụ đưa người say về nhà. Phải có trách nhiệm với bản thân cũng như đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh.
Vậy suy nghĩ ngược lại, nếu người “bạn nhậu” của bạn vô tình gây tai nạn thì tâm trạng bạn sẽ như thế nào? Và hãy dừng ngay việc ép người khác uống một độ vô độ và nên uống rượu bia có ý thức bởi vì biết đâu một người nào đó chính bạn và người thân trong gia đình mình sẽ là nạn nhân của những người “cạn văn hóa” này.
Hãy dừng ngay hành động ép uống rượu bia. Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết Hocthilaixe.com chia sẻ, nếu thấy hay và bổ ích hãy chia sẻ nhé!