Quy chuẩn biển báo hiệu giao thông 41:2019 có hiệu lực vào ngày 1/7 tới có một biển chỉ dẫn thành biển hiệu lệnh bắt buộc, tài xế cần lưu ý để không bị CSGT xử phạt.
Hiểu rõ biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh là gì?
Biển hiệu lệnh là gì?
Biển hiệu lệnh là nhóm biển báo giao thông đường bộ quan trọng. Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện như phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu...
Biển chỉ dẫn là gì?
Đây là loại biển để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.
>>> Cảnh sát cơ động có được quyền phạt lái xe hay không? Cảnh sát cơ động được phạt những lỗi gì? TÌM HIỂU NGAY!!!
Hiệu lực biển báo chỉ dẫn và biển hiệu lệnh
Biển báo chỉ dẫn và biển hiệu lệnh được phân loại thành hai nhóm biển báo khác nhau đương nhiên hiệu lực của biển báo hiệu lệnh và biển báo chỉ dẫn cũng khác nhau. Theo Quy chuẩn 41:2019 do Bộ GTVT ban hành thì:
- Nhóm biển hiệu lệnh: là những biển thể hiện hiệu lệnh mà người tham gia giao thông phải chấp hành (số hiệu từ 301 tới 309). Ngoài ra, theo quy chuẩn mới thì những biển báo chỉ dẫn sau cũng đã được chuyển thành biệt hiệu lệnh: R.403 (a,b,c,d,e,f), R.404, R.411, R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h), R.415.Nếu không thực hiện đúng, tài xế sẽ bị phạt.
- Nhóm biển báo chỉ dẫn: là những biển có tác dụng cung cấp các thông tin cần thiết cho người tham dự giao thông được thuận lợi ích và an toàn hơn. Ký hiệu từ 401 đến 466 (trừ biển 403, 404, 411, 412 và 415). Do đó, biển chỉ dẫn sẽ không có tác dụng xử phạt.
>>> Biển báo nguy hiểm là loại biển báo giao thông quan trọng chỉ sau các biển báo cấm. Nó giúp người lái xe tránh được rất nhiều những “tai nạn” không mong muốn trên đường. Vậy hiện nay Luật GTĐB quy định có bao nhiêu biển báo nguy hiểm? Bao gồm những biển báo nào?
Phân biệt giữa biển báo chỉ dẫn và biển hiệu lệnh
Hai loại biển báo hiệu này đều có nền màu xanh biển, nội dung biểu thị là màu trắng. Tuy nhiên, vẫn có thể phân biệt biển báo chỉ dẫn và biển hiệu lệnh qua một số chi tiết như:
- Biển báo chỉ dẫn: Hình chữ nhật hoặc hình vuông. Một số loại biển báo chỉ dẫn đặc biệt sẽ có màu sắc khác như màu vàng (biển chỉ lối đi vòng) hay màu xanh lá (biển chỉ dẫn trên đường cao tốc).
- Biển hiệu lệnh: Loại biển báo này chủ yếu sẽ có quy cách hình tròn. Tuy nhiên,vẫn có một số biển chỉ dẫn vừa được gộp thành biển hiệu lệnh nên vẫn giữ quy cách thức hình chữ nhật.
Các loại biển chỉ dẫn chuyển sang biển hiệu lệnh cần lưu ý
Quy chuẩn 41:2019 cũng quy định một số biển chỉ dẫn thành biển hiệu lệnh bắt buộc phải tuân thủ. Trong đó, đáng chú ý là các loại quy định về phân làn, gộp làn đường và đường dành riêng cho các loại xe.Nếu tài xế vi phạm các biển này sẽ bị CSGT xử phạt (trước đây là biển chỉ dẫn không bị phạt).
Dưới đây là một số nhóm biển chỉ dẫn thành biển hiệu lệnh tài xế cần đặc biệt lưu ý:
Nhóm biển hiệu lệnh R403
Theo quy định sắp ban hành, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có đặt các biển R.403a, R.403b, R.403c, R.403d, R.403e, R.403f.
Dưới đây là các biển hiệu lệnh R403:
- Biển số R.403a: Đường dành cho ôtô;
- Biển số R.403b: Đường dành cho ôtô, xe máy (kể cả xe gắn máy);
- Biển số R.403c: Đường dành cho xe buýt;
- Biển số R.403d: Đường dành cho ôtô con;
- Biển số R.403e: Đường dành cho xe máy;
- Biển số R.403f: Đường dành cho xe máy và xe đạp (kể cả xe gắn máy).
>>> Biển báo khu đông dân cư là loại biển báo giao thông QUAN TRỌNG và PHỔ BIẾN bậc nhất trong hệ thống biển báo giao thông của Việt Nam. HÃY XEM NGAY: Sự thật biển báo khu vực đông dân cư GÀI BẪY tài xế nhiều như thế nào?
Biển R.404 báo hiệu hết các đoạn đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới
Nhóm biển R.404 báo hiệu hết các đoạn đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới. Về thiết kế tương tự nhóm biển R.403 tương ứng nhưng có thêm vạch đỏ từ phía trên bên phải gạch chéo xuống phía dưới bên trái của biển.
Biển hiệu lệnh hướng đi trên mỗi làn đường phải theo R.411
Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường. Biển sử dụng phải phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 9.3: vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường).
Tùy theo tình hình thực tế về số lượng làn đường và hướng đi trên mỗi làn đường mà có ký hiệu phù hợp. Biển có tác dụng bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe.
Tài xế cần chú ý, số làn đường và hướng mũi tên tùy theo yêu cầu chỉ dẫn thực tế mà vẽ cho phù hợp, hình trên biến số R.411 chỉ là một trường hợp.
>>> MỜI BẠN XEM THÊM: Quy định mới nhất về tốc độ TỐI ĐA của xe ô tô, xe máy ai cũng phải biết
Nhóm biển hiệu làn đường dành riêng cho mỗi loại xe R.412
Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt. Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ƣu tiên theo quy định).
- Biển số R.412a: Làn đường dành cho xe ôtô khách, kể cả ôtô buýt;
- Biển số R.412b: Làn đường dành cho xe ôtô con; Biển số R.412c: Làn đường dành cho xe ôtô tải;
- Biển số R.412d: Làn đường dành cho xe máy và xe gắn máy;
- Biển số R.412e: Làn đường dành cho xe buýt;
- Biển số R.412f: Làn đường dành cho ôtô;
- Biển số R.412g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp, bao gồm cả xe gắn máy và các loại xe thô sơ khác;
- Biển số R.412h: Làn đường dành cho xe đạp và các loại xe thô sơ khác.
Riêng với biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”, nếu vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này, nhưng phải ưu tiên cho xe buýt (phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt); trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt.
Khi đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.
>>> BỎ TÚI NGAY: 12 kinh nghiệm lái xe ô tô trong thành phố vào GIỜ CAO ĐIỂM để giúp bạn TỰ TIN đánh lái trên mọi cung đường.
Cũng trong nhóm biển R412, tài xế cần lưu ý một số biển báo hiệu hết các đoạn đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới, về thiết kế tương tự như nhóm biển trên, nhưng có thêm vạch đỏ từ phía trên bên phải gạch chéo xuống phía dưới bên trái của biển.
Biển gộp làn đường theo phương tiện R.415
Biển R.415 dùng để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường và loại xe được phép lưu thông trên từng làn đường theo quy định. Tùy theo tình hình thực tế về số lượng làn đường và ý đồ tổ chức giao thông mà sử dụng các ký hiệu phương tiện trên các làn cho phù hợp và biển số R.415 chỉ là một trường hợp.
Biển đặt bên đường hoặc treo trên cột cần vươn. Biển này chỉ áp dụng với những đoạn đường có 2 đến 4 làn đường cho mỗi hướng lưu thông. Biển R.415 không áp dụng với các xe chuyển làn để ra/vào hoặc dừng đỗ bên đường.
Ngoài ra, khi sử dụng biển này phải kết hợp với vạch sơn phân chia làn đường phù hợp và thống nhất, trong trường hợp đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn và việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.
Hy vọng với những thông tin mà Hocthilaixe.com chia sẻ trên các bạn đã biết được những nhóm biển chỉ dẫn thành biển hiệu lệnh để tránh mất tiền oan khi tham gia lưu thông trên đường.