Biển báo khu vực đông dân cư là loại biển báo giao thông quan trọng và phổ biến bậc nhất trong hệ thống biển báo giao thông của Việt Nam. Ai không học lái xe chắc cũng biết. Và anh em lái xe thì luôn có một nỗi lo lắng thường trực khi nhỡ nhấn ga quá tốc độ trong khu dân cư. Vì đây là lỗi khá phổ biến khi lái xe đối với các lái xe mới và cả tài cũ.
Vậy quy định tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư là bao lâu? Và một vài điểm cần lưu ý cho anh em để tránh bị phạt oan trong trường hợp xuất hiện biển báo này.
Biển báo khu dân cư nhận diện thế nào? Ý nghĩa ra sao?
Biển khu dân cư được ký hiệu là R.420, nền màu xanh, hình vẽ bên trong màu trắng. Ngoài ra, biển báo có tên đầy đủ là “Bắt đầu khu đông dân cư”.
Là biển báo thuộc nhóm biển hiệu lệnh, biển báo khu dân cư chỉ dẫn các hiệu lệnh mà bắt buộc người tham gia giao thông phải chấp hành.
>>>Quy chuẩn biển báo hiệu giao thông 41:2019 có hiệu lực vào ngày 1/7 tới có một số biển báo chỉ dẫn sẽ được chuyển thành biển báo hiệu lệnh bắt buộc, tài xế cần lưu ý để không bị CSGT xử phạt. Hãy xem bài viết này ngay để nhận biết các loại biển chỉ dẫn chuyển sang biển hiệu lệnh
Tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư là bao nhiêu?
Đến nay vẫn có nhiều quan niệm cho rằng xe máy và ô tô được đặt ra các giới hạn tốc độ khác nhau trong khu vực đông dân cư, rằng xe ô tô thì được đi nhanh hơn. Điều này đúng tuy nhiên ở thời điểm … ngày xưa. Còn từ năm 2019 theo quy định mới, nêu rõ về tốc độ tối đa của xe ô tô trong khu vực đông dân cư:
Trên đường bộ trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc), các loại xe cơ giới chạy trên đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều có 2 làn xe cơ giới trở lên được chạy với tốc độ tối đa là 60 km/h. Và được chạy tối đa 50 km/h tại đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có một làn xe cơ giới.
>>> Hiện nay nhiều người sau khi thi sát hạch lấy bằng lái xe ô tô, nhưng lại không hiểu luật giao thông đi kèm kỹ năng lái xe quá KÉM dẫn đến nhiều tai nạn THƯƠNG TÂM xảy ra. Chính vì thế bạn cần NẮM RÕ: Quy định học bằng lái xe MỚI NHẤT từ Bộ GTVT để tránh nhiều việc đáng tiếc sẽ xảy ra.
Xác định khu đông dân cư bằng cách nào?
Khu dân cư được xác định dựa vào mức độ đô thị hóa và mật độ dân cư sinh sống bên đường để đặt biển báo số R.420, có nghĩa là “Bắt đầu khu đông dân cư”. Khi đó, biển báo có hiệu lực khu đông dân cư đối với các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển báo R.421, có nghĩa là “Hết khu đông dân cư”.
Xem ngay: TỔNG HỢP đầy đủ các biển báo NGUY HIỂM mà tài xế cần biết
Biển báo khu dân cư hết hiệu lực khi qua ngã tư?
Gần đây vẫn còn một số tranh cãi về việc có cần nhắc lại biển báo khu vực đông dân cư khi qua ngã tư hay không. Vì nhiều tài xế thường bị xử lý lỗi chạy quá tốc độ trong khu dân cư vì nhầm tưởng là đã hết sau khi đi cả một quãng đường dài không có biển báo. Điều này xuất phát từ nội dung trong Quy chuẩn 41/2016 như sau:
“Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực”.
Và trên một số diễn đàn có nhiều anh em thảo luận về việc nếu biển báo khu dân cư không nhắc lại, anh em có thể thoải mái đạp ga. Và nếu có CSGT không may “hỏi thăm” anh em chỉ cần lôi google ra là các anh sẽ cho đi?
Thực tế không phải như vậy, Bộ giao thông vận tải cuối cùng cũng đã giải thích rằng: Theo Thông tư 91/2015 quy định như sau: “Biển số R.420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển số R.421”. Biển R.421 là biển “Hết khu đông dân cư”.
Như vậy biển báo khu vực đông dân cư không cần phải nhắc lại khi qua ngã tư. Và các tài xế nên lưu ý điều này để tránh bị CSGT xử phạt một cách oan ức.
>>> XEM NGAY: TỔNG HỢP các loại biển báo giao thông đường bộ BẠN CẦN BIẾT
Mức phạt chạy quá tốc độ trong khu đông dân cư
Vậy nếu chẳng may đạp ga quá tốc độ mà bạn không nhìn thấy biển báo tốc độ trong khu đông dân cư thì mức phạt sẽ là bao nhiêu? Thông tin này đã có đầy đủ trong chương trình học lý thuyết lái xe ô tô mà bất cứ tài xế nào có bằng lái xe đều đã học qua. Chúng ta hãy cùng ôn lại nhé:
Đối với xe máy
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h: phạt 200.000-300.000 đồng
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến dưới 20km/h: phạt 600.000-1.000.000 đồng
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h: phạt 4.000.000-5.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2-4 tháng.
Đối với xe ô tô
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h: phạt 800.000-1.000.000 đồng.
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến dưới 20km/h: phạt 3.000.000-5.000.000 đồng (kèm theo bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1-3 tháng)
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 20km/h đến dưới 35km/h: phạt 6.000.000-8.000.000 đồng (kèm theo bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2-4 tháng)
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ trên 35km/h: phạt 10.000.000-12.000.000 đồng (kèm theo bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2-4 tháng)
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h: phạt 400.000-600.000 đồng
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h: phạt 800.000-1.000.000 đồng (kèm theo bị tước quyền sử dụng GPLX khi điều khiển xe kéo và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GTĐB khi điều khiển xe máy chuyên dùng: từ 1-3 tháng)
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h: phạt 3.000.000-5.000.000 đồng (kèm theo bị tước quyền sử dụng GPLX khi điều khiển xe kéo và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GTĐB khi điều khiển xe máy chuyên dùng: từ 2-4 tháng)
>>> CẬP NHẬP NGAY: Mức phạt vi phạm giao thông MỚI NHẤT theo nghị định 100
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên của Hocthilaixe.com, các bạn đã nắm rõ các quy định về biển báo khu vực đông dân cư cũng như các biển giới hạn tốc độ. Chúc các bạn lái xe an toàn và không bao giờ gặp những lỗi cơ bản như trên sau khi đọc bài này.