Trong quy định cũ, mức phạt tiền tối đa là 40 triệu đồng, thêm vào đó là hình thức phạt tước giấy phép lái xe ô tô tối đa 24 tháng là chưa đủ sức răn đe đối với người uống bia rượu lái xe gây tai nạn. Nên trong kì họp mới nhất, thủ tướng đã yêu cầu tước bằng lái xe vĩnh viễn đối với tài xế nghiện ma túy gây tai nạn. Hay đề xuất nâng mức hình phạt lên thành hình sự đối với tài xế say xỉn.
Mức phạt cũ là chưa đủ răn đe
Thực tế sau nhiều năm triển khai Nghị định 46/2016 cho thấy nghị định này còn tồn tại một số bất cập. Trên thực tế, một số trường hợp vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông như vi phạm về nồng độ cồn, điều khiển xe mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm quy định về giao thông trên đường cao tốc...
Những vụ tai nạn giao thông này có tính chất và mức độ rất nguy hiểm. Dẫn chứng cụ thể là theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 6 tháng đầu năm 2019 có “8.300 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 3.800 người, bị thương hơn 6.300 người (tỉ lệ tăng so với năm 2018)”. Đặc biệt các vụ tai nạn đều là các tài xế dùng các chất kích thích như ma túy, bia rượu gây ra.
>>> Sử dụng Dịch vụ đưa người say về nhà để giảm thiểu nguy hiểm cho bản thân và giữ an toàn cho mọi người
Mới đây, một vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra khi đêm 22-4, tài xế ĐXT lái ô tô lưu thông trên đường Vĩnh Hồ thì xảy ra va quẹt nhẹ với nhiều xe máy, tài xế này không dừng lại để giải quyết mà tiếp tục bỏ chạy ra đường Tây Sơn, sau đó rẽ vào đường Láng. Trong lúc di chuyển, chiếc ô tô của tài xế T. đã tông trúng chị Lê Thị Thu Hà (là lao công đang quét rác trên đường Láng) khiến nạn nhân tử vong. Trong quá trình điều tra, tài xế T. khai nhận đã sử dụng rượu bia trước khi cầm vô lăng.
Tuy nhiên, chế tài xử phạt đối với các trường hợp này quy định trong Nghị định 46 vẫn còn rất nhẹ. Dẫn chứng là mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện nay là 40 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung là tước bằng lái xe ô tô 4-6 tháng hoặc 22-24 tháng. Vậy thì chưa đủ răn đe với các tài xế cầm vô lăng không có trách nhiệm.
>>> THAM KHẢO: khóa học bằng lái xe ô tô hạng B2 để trang bị cho mình những kiến thức cũng như kĩ năng lái xe cần thiết trước khi cầm lái.
Có khả thi khi tước bằng lái xe ô tô vĩnh viễn?
Tại Hội nghị sơ kết An toàn giao thông 6 tháng đầu năm diễn ra chiều 22/7. Thủ tướng chỉ đạo và cho rằng cần sửa đổi khung xử phạt : “Cứ nồng độ cồn 80 mg/100 ml máu thì coi như chuyển hình sự rồi, chứ không phải hành chính bình thường nữa. Hay là nghiện ma túy, nghiện rượu, thu ngay vĩnh viễn bằng lái xe ô tô vĩnh viễn".
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn thiện khung xử lý vi phạm hành chính theo hướng tăng nặng. Lý do là chế tài hiện nay là chưa đủ răn đe, vi phạm nồng độ cồn 80mg/100ml máu là đủ chuyển hình sự chứ không chỉ xử phạt hành chính.
Chỉ đạo của thủ tướng là một điều hoàn toàn hợp lí. Bởi vì, để cai được ma túy là không hề dễ. Nếu chỉ thu hồi bằng lái một thời gian thì những trường hợp này vẫn có cơ hội lái xe, dễ dẫn đến tai nạn thảm khốc. Cần phải có quy định chặt chẽ, thậm chí là tước bằng lái xe ô tô vĩnh viễn đối với người nghiện ma túy.
Thiết nghĩ cần có một cuộc trưng cầu dân ý về việc tước GPLX vĩnh viễn đối với tài xế sử dụng rượu bia gây tai nạn và nghiện ma túy. Tôi tin rằng sẽ có rất nhiều người ủng hộ. Bởi trước những cái chết thương tâm vừa qua, những ngày này, rất nhiều tài khoản mạng xã hội đã đổi ảnh đại diện bằng những khẩu hiệu “Đã uống rượu bia, không được lái xe”; “Đã uống, không lái”; “Uống rượu bia lái xe là tội ác”; “Say xỉn lái xe là tội ác”...
>>> Để mở mang thêm kiến thức về các loại bằng lái xe trên 9 chỗ thì nên giành thời gian đọc ngay nâng dấu bằng lái xe, vì chính nó sẽ giúp cho bạn có thêm cái nhìn tổng quan về nghề kinh doanh vận tải hiện nay.
Cảm ơn bạn đã theo dõi thông tin về việc tước bằng lái xe. Mọi thắc mắc về khóa học vui lòng liên hệ với Hocthilaixe.com để được tư vấn kĩ hơn.