Giữ cho đèn và kính xe luôn sạch sẽ đảm bảo tầm nhìn tốt nhất
Theo những kinh nghiệm lái xe ô tô ban đêm mà các tài lâu năm chia sẻ, để đảm bảo an toàn khi lái xe bạn phải đảm bảo có được tầm nhìn tốt nhất. Đầu tiên, lái xe phải chịu khó quan sát xung quanh, đặc biệt là khi muốn sang đường hay đỗ xe, luôn giữ khoảng cách với phương tiện khác đang lưu thông.
Hai bộ phận có thể cản trở tầm nhìn của bạn trong đêm là kính chắn gió và gương bị bẩn. Những vết bẩn này ngoài việc khiến lái xe khó quan sát, chúng còn có khả năng gây chói nặng cho người điều khiển. Vì vậy, phải đảm bảo mặt kính và gương luôn sạch, nên rửa bằng chất rửa kính hoặc xà phòng, đồng thời lau khô để tránh để lại vệt loang.
Giảm nguồn sáng bên trong xe là kinh nghiệm lái xe ô tô ban đêm cần lưu ý
Giảm nguồn sáng bên trong xe là kinh nghiệm lái ô tô vào ban đêm giúp đảm bảo an toàn cho bạn khi lưu thông. Lái xe với hộp điều khiển quá sáng sẽ làm ảnh hưởng tầm nhìn khi lái xe vào ban đêm. Vì vậy, bạn hãy giữ cho ánh sáng ở mức thấp, và chắc chắn rằng đèn đọc sách đã tắt khi đang lái xe.
Nếu các hộp điều khiển và đèn chiếu trong ô tô quá sáng thì lái xe sẽ rất khó quan sát được xung quanh vì bên ngoài đều rất tối. Cũng giống như việc đưa smartphone ra ánh sáng mặt trời, bạn sẽ rất khó để nhìn màn hình. Vì vậy, hãy giảm độ sáng của bảng điều khiển, tắt hẳn đèn bên trong hoặc để một bóng mờ mà thôi. Như vậy, bạn sẽ không bị mất tập trung và quan sát được tốt hơn.
Trang bị đầy đủ những phụ kiện hỗ trợ lái xe trong đêm
Nếu bạn là người thường xuyên phải di chuyển trên các cung đường nhiều sương mù hoặc chướng ngại vật, hãy lắp thêm những phụ kiện trên xe ô tô như: đèn sương mù và đèn gầm để tiện cho việc quan sát.
Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý một điểm là loại đèn này rất sáng, vì vậy chỉ nên sử dụng khi cần thiết để tránh gây khó khăn cho phương tiện đi ngược chiều. Trang bị thêm kính chống chói mắt cũng rất cần thiết để lái xe an toàn trong đêm. Nó sẽ hạn chế ánh sáng chiếu ngược từ xe đối diện và giúp tài xe vẫn quan sát tốt trong đêm. Nếu bạn là người phải thường xuyên di chuyển vào buổi tối thì cần phải lắp kính chống chói ngay lập tức.
Di chuyển với tốc độ phù hợp, giữ khoảng cách an toàn
Tầm quan sát vào ban đêm không được tốt như khi lái xe ban ngày, vì vậy nên điều khiển ô tô di chuyển chậm hơn, phù hợp khoảng chiếu sáng của hệ thống đèn pha và không vượt quá tốc độ cho phép.
Bên cạnh đó nên tăng khoảng cách an toàn với các xe đi phía trước cũng là kinh nghiệm lái xe ô tô ban đêm giúp các bác tài kịp phản ứng trước những tình huống bất ngờ. Để căn khoảng cách, nhiều tài xế thường áp dụng nguyên tắc 4 giây. Theo đó, lái xe sẽ chọn điểm sáng xa nhất mà đèn cốt rọi tới, khi xe phía trước đi qua điểm này, bạn bắt đầu đếm 4 giây. Sau 4 giây nếu xe vừa tới hoặc sắp tới điểm sáng đã chọn thì xe bạn đang ở trong khoảng cách an toàn.
Ngược lại nếu xe vượt qua điểm sáng khi chưa đếm tới 4 giây, bạn nên giảm tốc độ để giữ khoảng cách phù hợp. Theo nguyên tắc này, giả sử tài xế đang lái xe với tốc độ 60 km/giờ tương đương 16,6m/giây. Với tốc độ này, nếu áp dụng nguyên tắc 4 giây, cần phải giữ khoảng cách an toàn với xe đi phía trước khoảng 16,6 x 4 = 66m.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Kỹ thuật căn đường CỰC CHUẨN khi lái xe giúp các bạn TỰ TIN hơn và NHUẦN NHUYỄN mọi thao tác khi lái xe, làm chủ tốc độ và giữ khoảng cách AN TOÀN trong mọi tình huống.
Phải biết sử dụng đèn cốt và pha đúng cách
Đèn chiếu sáng thường có hai chế độ pha và cốt. Trong đó, đèn cốt là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường. Khi lái xe vào ban đêm qua các tuyến đường nội thành, khu dân cư nên giảm tốc độ và bật chế độ đèn cốt.
Trong khi đó, đèn pha có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa. Lái xe chỉ nên sử dụng chế độ đèn pha khi lái xe trên các đoạn đường cao tốc, đường trường ít phương tiện và không có xe đi ngược chiều.
Theo kinh nghiệm lái xe ô tô ban đêm của nhiều bác tài thì với những đoạn đường có dải phân cách thấp, hoặc ở chỗ có vạch liền hay vạch đứt, khi có xe đi ngược chiều, hãy chuyển về chế độ đèn cốt để tránh gây lóa cho tài xế của xe đi ngược chiều. Khi muốn vượt xe phía trước nên nháy đèn để ra hiệu xin vượt. Trước khi vào cua, nếu không có xe ngược chiều, lái xe có thể “đá đèn” pha để mở rộng góc quan sát sau đó chuyển về cốt.
>>> Di chuyển trong các thành phố lớn dày đặc xe cộ và có phần “hỗn loạn” luôn là nỗi ÁM ẢNH của các lái xe. BỎ TÚI NGAY: 12 kinh nghiệm lái xe ô tô trong thành phố GIỜ CAO ĐIỂM để giúp mình tự tin cầm lái hơn.
Cẩn thận với đèn pha và nguồn sáng ngược chiều
Một lưu ý cho cái tài xế khi lái xe trong đêm là đèn pha xe đi ngược chiều. Hiện nay, nhiều loại đèn sử dụng công nghệ mới siêu sáng, thêm vào đó là kính chắn gió của ô tô làm phản chiếu ánh sáng ngược lại sẽ là một cản trở lớn cho cánh tài xế trong đêm.
Vì vậy, lái xe cần lưu ý là không nhìn vào đèn pha hay khu vực quá sáng của xe đối diện hoặc đèn chiếu trên đường. Nó sẽ khiến tầm nhìn của bạn giảm đáng kể và kéo thêm ngay cả khi bạn không còn nhìn vào nguồn sáng đó nữa. Thêm vào đó, lái xe cũng phải điều chính góc chiếu đèn pha phù hợp để tránh làm chói mắt các tài xế đi ngược chiều với mình.
Đặc biệt lưu ý gương chiếu hậu và chịu khó quan sát
Gương chiếu hậu là một trợ thủ đắc lực của cánh tài xe, đặc biệt là trong đêm tối. Nhưng gương hậu không thể bao quát hết được mọi góc nhìn, tức là nó vẫn có điểm mù. Điều này lại càng khó khăn khi lái xe trong đêm nên xe máy hoặc xe đạp dễ bị khuất trong điểm mù.
Vì vậy, người điều khiển ô tô cần quan sát kỹ gương chiếu hậu, bật đèn tín hiệu nếu như muốn chuyển hướng, đổi làn đường để tránh gây bất ngờ cho phương tiện khác trên đường.
>>> Quay đầu xe ô tô tưởng chừng ĐƠN GIẢN nhưng thực tế lại KHÔNG DỄ DÀNG, nhất là khi bạn di chuyển vào phố thị ĐÔNG ĐÚC. XEM NGAY: Những chia sẻ của tài già về kinh nghiệm quay đầu xe an toàn trên ĐƯỜNG HẸP.
Đảm bảo trạng thái cơ thể tốt nhất khi lái xe trong đêm
Lái xe an toàn luôn đòi hỏi các tài xế phải rất tập trung và có trạng thái cơ thể tốt nhất, không bị buồn ngủ, mệt mỏi. Điều này là một trong những kinh nghiệm lái xe ô tô ban đêm mà các bác tài cần hết sức lưu ý. Vì vậy, người điều khiển ô tô không nên lái xe khi quá kiệt sức. Nếu bạn thấy mình bắt đầu mệt mỏi, hãy đưa xe ra khỏi đường lái ngay lập tức và cố gắng tìm một trạm xăng hay trạm nghỉ.
Hãy đi bộ, hít thở không khí trong lành, hoặc chợp mắt trong ít phút – ngay cả một giấc ngủ ngắn 20 đến 30 phút cũng có thể giúp giảm mệt mỏi. Nhưng dù có bất kỳ lý do gì, không nên cố gắng vượt qua sự mệt mỏi. Lái xe khi mệt mỏi cũng nguy hiểm tương đương với lái xe khi say rượu.
Thêm vào đó, lái xe tuyệt đối không được uống rượu bia, chất kích thích trước và trong khi điều khiển xe. Hút thuốc trong đêm cũng làm tăng nồng độ carbon monoxide và nicotine trong máu sẽ làm hạn chế tầm nhìn và khả năng xử lý nhanh của lái xe.
>>> Các tài xế mới hầu hết đều sẽ bị LÚNG TÚNG và quên một vài bước cơ bản khi sử dụng và lái xe ô tô. XEM NGAY: Các lỗi NGUY HIỂM khi lái xe ô tô mà hầu hết bác tài đều MẮC PHẢI để tránh gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc.
Cảnh giác với các phương tiện khác
Có thể bạn là một người lái ô tô vào ban đêm giỏi, nhưng đừng cho rằng những tài xế khác đều như vậy. Luôn luôn cảnh giác, kiểm tra để phát hiện phương tiện khác đang lưu thông khi muốn sang đường hoặc đỗ xe, ngay cả khi bạn đang đi đúng làn đường. Dành thêm thời gian để quan sát khi đèn đỏ chuyển sang xanh và giữ khoảng cách với những phương tiện khác trên đường.
Cảm ơn bạn đã theo dõi những chia sẻ về kinh nghiệm lái ô tô vào ban đêm mà Hocthilaixe.com đã tổng hợp được từ các bác tài lâu năm. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn, giúp bạn lái xe an toàn hơn.