Mỗi tài xế cầm lái đều hiểu rõ rằng ngủ gật khi đang lái xe là điều cấm kỵ, bởi sẽ gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh. Hãy cùng Hocthilaixe.com theo dõi những cách chống ngủ gật khi lái xe trong bài viết dưới đây nhé!
Ngủ gật khi lái xe - Nguy cơ dễ gây tai nạn cao
Sau những kỳ nghỉ lễ dài ngày, hàng nghìn người lại bắt đầu hành trình quay trở lại thành phố để tiếp tục công việc. Việc phải lái xe đường dài, thời gian di chuyển kéo dài xuyên đêm hoặc sáng sớm khiến không ít tài xế rơi vào trạng thái buồn ngủ, mệt mỏi, thậm chí ngủ gật khi cầm lái – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Ngủ gật khi lái xe là rất nguy hiểm vì khi đó tài xế mất kiểm soát tay lái, chỉ trong vài giây nhưng hậu quả có thể là cả một cuộc đời. Đặc biệt với những người điều khiển xe ô tô trên cao tốc hoặc quốc lộ, chỉ một cái gật đầu trong chớp mắt cũng đủ gây nên va chạm liên hoàn, ảnh hưởng đến nhiều phương tiện khác.
Đối tượng nào dễ bị buồn ngủ khi lái xe?
- Người lái xe đường dài (xe khách, xe tải, xe cá nhân đi tỉnh).
- Tài xế vừa mới lấy bằng, chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý tình huống thực tế.
- Những người vừa học xong, thi bằng lái xe B1 hoặc thi bằng lái xe ô tô, chưa quen cường độ lái xe dài và liên tục.
- Người sử dụng xe thuê, xe mượn sau khi mới thi bằng lái xe B hoặc thi bằng lái xe mới.
Việc lái xe uống các loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, uống rượu bia hay sau khi hoạt động quá sức hay sau 1 đêm ít ngủ hơn bình thường… Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra một số thời điểm có tính “ru ngủ” khi mà cơ thể đòi hỏi được nghỉ ngơi theo nhịp sinh học như từ 22h tối đến 5h sáng hoặc từ 13h đến 15h chiều, đặc biệt là sau bữa cơm trưa.
Kiến thức về giao thông – bạn đã sẵn sàng?
Rất nhiều tài xế chủ quan sau khi đã vượt qua kỳ thi bằng lái xe B là đủ an toàn để lái xe đường dài. Tuy nhiên, kỹ năng lái xe ô tô là điều cũng rất quan trọng với "lái mới", hay việc nắm rõ quy định thi bằng lái xe B mới nhất sẽ giúp bạn luôn chủ động và tuân thủ luật an toàn hơn.
Nếu bạn chưa đủ tự tin hoặc muốn ôn lại kiến thức, có thể tìm hiểu thêm về:
- Phần mềm đề thi bằng lái xe B – giúp bạn luyện phản xạ với các tình huống nguy hiểm.
- Cách học mẹo thi bằng lái xe B – tăng khả năng ghi nhớ và áp dụng vào thực tế.
- Trường hợp mất bằng lái xe có phải thi lại không – cũng là câu hỏi được nhiều tài xế quan tâm.
>>> Ngủ gật khi lái xe là vấn đề cực kỳ NGUY HIỂM và thường gặp phải ở những "tài mới", ĐẶC BIỆT là phụ nữ hay mắc phải một số lỗi sai khi lái xe số tự động dễ gây ra tai nạn đáng THƯƠNG TIẾC.
Dấu hiệu cho thấy bạn không tỉnh táo khi lái xe
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang không tỉnh táo khi lái xe, theo chia sẻ của American Alliance for Healthy Sleep - một tổ chức nghiên cứu và chăm sóc giấc ngủ tại Mỹ:
- Cảm thấy mệt mỏi, khó chịu
- Bạn không thể tập trung, mắt nháy liên tục và khó mở mắt
- Ngáp không dừng và dụi mắt liên tục
- Không thể giữ đầu thẳng như bình thường
- Bạn không thể nhớ số km của hành trình vừa trải qua
- Bỏ qua các dấu hiệu hoặc cảnh báo giao thông
- Đi chệch làn đường, lái xe chuệch choạng
Mẹo chống ngủ gật khi lái xe
Ngủ đủ giấc
Thường mỗi người cần ngủ từ 7-9 tiếng mỗi ngày để có đủ tỉnh táo làm việc. Tuy nhiên, với nhiều đối tượng đặc biệt khó ngủ, sẽ rất khó thực hiện việc này. Vậy hãy cố gắng ngủ theo đúng số giờ hàng ngày có thể ngủ được, và tốt nhất trên 6 tiếng đồng hồ.
Các tài xế xe khách đường dài, xe tải, hoặc container thường phải lái xe đến 11 tiếng hoặc hơn hàng ngày. Vì thế giấc ngủ đặc biệt quan trọng với họ để tránh gây tai nạn cho chính họ và nhiều người khác.
>>> Bổ túc tay lái giá bao nhiêu tiền và có nên bổ túc tay lái xe ô tô khi đã có bằng lái hay không? MỜI BẠN TÌM HIỂU TẠI ĐÂY
Ăn uống đầy đủ
Khi đói, cơ thể sẽ mệt mỏi và thôi thúc con người ngủ để tiết kiệm năng lượng. Đối với các lái xe, điều này thực sự nguy hiểm. Ai cũng hiểu ăn uống đầy đủ là cách chống ngủ gật khi lái xe nhưng nhiều lái xe không có đủ thời gian hoặc không chú ý nạp đủ năng lượng trước khi xuất phát.
Nhiều người thậm chí cũng đã nhận thức được vấn đề từ nhưng vẫn bỏ qua vì nghĩ không ảnh hưởng đến việc lái xe. Nếu cảm thấy ăn uống chưa đủ, người cầm lái nên mang thêm một chút đồ ăn vặt và nước uống theo để ăn khi cảm thấy đói.
Nhai kẹo cao su
Đây là một cách rất tốt giúp tài xế tập trung lái xe. Nhai kẹo cao su có thể giúp tăng sự tập trung, giảm căng thẳng, giúp bơm nhiều máu lên não hơn. Một nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Cardiff đã thực hiện thử nghiệm thực tế năm 2013, và cho biết "việc nhai kẹo cao su có thể giúp giữ được sự tập trung lâu hơn đối với các công việc cần theo dõi liên tục".
>>> Các "tài mới" nên tập thói quen nhai kẹo cao su khi lái ô tô vào ban đêm, điều này giúp các bác tài vừa tập trung vừa tỉnh táo khi chạy đường dài.
Đi cùng một tài xế khác
Đối với lái xe đường dài và xuyên đêm, cần có thêm một tài xế khác hoặc lái phụ để giúp chia sẻ công việc. Tài xế phụ có thể san sẻ bớt một đoạn đường hoặc lái một thời gian ngắn cho tài xế chính nghỉ ngơi một thời gian.
Đối với một số người không thể kiếm được tài xế khác, hãy nhờ một người thân quen đi cùng, để nhắc nhở cần tập trung khi sắp ngủ gật hay cần nghỉ ngơi khi tình trạng không cho phép tiếp tục lái xe
Uống cà phê
Đây không hẳn là một cách "phòng bệnh" lâu dài mà chỉ là một biện pháp "chữa cháy" nếu sắp lái xe mà vẫn thấy buồn ngủ hoặc khi đang lái xe mà có cảm giác sắp ngủ gật. Cafein trong cà phê có thể giúp gây ra sự hưng phấn và kéo dài thời gian tỉnh táo.
Tuy nhiên, nếu dùng nhiều cà phê liên tục có thể gây ra một số tác hại như căng thẳng, thiếu tập trung, cáu giận, điều này không hề tốt cho việc lái xe. Do đó, chỉ sử dụng cà phê trong trường hợp cuối cùng.
Dừng lại nghỉ ngơi nếu cần thiết
Nếu không có cách nào ở trên giúp tránh được buồn ngủ khi đang lái xe, tốt nhất hãy dừng lại tại một địa điểm an toàn để nghỉ ngơi một lúc rồi mới tiếp tục hành trình. Không nên tiếp tục hành trình vì sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của chính mình và những người xung quanh.
>>> XEM NGAY: Kỹ thuật căn đường khi lái xe ô tô không phải ai cũng biết
Bật đèn trong buồng lái
Khi ở những nơi tối, cơ thể người sẽ tiết ra chất melatonin gây mệt mỏi, kích thích sự mời gọi giấc ngủ cao đến hơn 100 lần. Trước khi lái xe cảm thấy mệt mỏi, nếu không ảnh hưởng đến tình hình an toàn giao thông hãy bật một chút ánh sáng trong xe để ức chế sự tiết melatonin.
Bởi một khi nó đã tiến nhập vào cơ thể, rất khó để người điều xe không bị buồn ngủ khi lái xe.
Cấu véo
Các lái xe có thể dùng chiêu “cấu, véo” chính mình để được tỉnh táo. Có thể chà vòm miệng với lưỡi, bóp dái tai, cánh tay hoặc chân, đập hoặc cù mình, cấu, véo hay bất cứ điều gì để đuổi đi những buồn ngủ.
Nghe nhạc và hát theo
Hãy mở âm thanh trên xe của bạn nếu cần thiết. Bởi âm nhạc sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và mức độ mệt mỏi cơ thể. Nếu lái xe đang cảm thấy buồn ngủ, nghe một số bản nhạc sôi động và hát theo sẽ giúp cải thiện tinh thần và không còn mệt mỏi.
Học phí học bằng lái xe ô tô 2021 ĐÚNG CHUẨN là bao nhiêu? <<< HÃY TÌM HIỂU NGAY TẠI ĐÂY
Đi lại để vận động cơ thể
Nếu tất cả các mẹo trên trên đều vô ích, lái xe hãy tìm một nơi an toàn, đỗ lại, xuống xe và đi bộ loanh quanh. Vận động cơ thể sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, trí óc hoạt động tốt hơn và loại bỏ mệt mỏi. Các bạn có thể đi bộ vòng quanh xe, lau cửa kính, chỉnh gương, kiểm tra lốp.... một chút vận động nhẹ đã khiến các bạn hết buồn ngủ.
Trên đây là 10 cách chống ngủ gật khi lái xe. Hocthilaixe.com rất vui vì luôn đồng hành với gánh tài xế trong việc cung cấp thông tin, tu vấn và chia sẻ kinh nghiệm lái xe cho các tài xế. Chúc mọi người luôn vững tay lái trên mọi néo đường xa.