Việc chuyển từ xe số sàn sang sử dụng xe số tự động đã giảm bớt rất nhiều điểm “khó khăn” dành cho tài xế lái xe ô tô. Tuy nhiên, khi chuyển từ ô tô số sàn sang sử dụng xe số tự động, không ít tài xế thường mắc những lỗi cơ bản về thao tác chân ga, chân phanh, hộp số... gây mất an toàn và dễ làm hư hỏng các bộ phận trên xe.
Hãy cùng Hocthilaixe.com theo dõi hết bài viết dưới đây để biết các lỗi sai khi lái xe số tự động mà các tài xế thường mắc phải là gì nhé!
Điểm khác biệt Xe số tự động và xe số sàn
Xe số sàn có chân côn, xe số tự động thì không
Xe số tự đông có côn không? Đây là điều mà rất nhiều người khi mới tập lái xe thắc mắc. Và điểm dễ dàng nhận thấy rõ sự khác biệt cơ bản ở xe số sàn và số tự động là nằm phần chân côn - bộ phận có chức năng ngắt kết nối giữa trục sơ và thứ cấp của hộp số xe để giúp lái xe sang số. Với xe số sàn, cần ngắt côn để sang số.
Số sàn lái bằng cả 02 chân, số tự động lái bằng 01 chân
- Xe số sàn: Chân phải đạp phanh và ga. Chân trái thì đạp côn.
- Xe số tự động: Chân phải đạp phanh và ga. Chân trái không sử dụng.
Chuyển số
-
Ở xe số sàn: Lái xe sẽ tự chuyển số từ thấp lên cao 1, 2 và 3... hoặc ngược lại 6, 5 và 4...
-
Ở xe số tự động: Lái xe chỉ cần đạp xe, xe sẽ tự động lên/xuống số khi đạt tốc độ phù hợp.
Những thói quen sai lầm dễ mắc phải của tài xế khi lái ô tô số tự động
Thói quen dùng hai chân thao tác ga, phanh
Để đơn giản thao tác, mang lại sự thoải mái cho người lái, xe số tự động đã được loại bỏ chân côn. Các tài xế chỉ cần sử dụng duy nhất chân phải để thao tác giữa ga và phanh. Tuy nhiên, khi chuyển từ lái xe số sàn sang xe số tự động thường mắc sai lầm khi dùng chân trái để đạp phanh và chân phải đạp ga.
Theo ông Trần Xuân Quyền, một người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đào tạo lái ô tô: “Sai lầm này rất dễ gây ra những tai nạn. Trong những tình huống bất ngờ, theo thói quen phản xạ lái xe thường sẽ đạp cả hai chân nhưng khi đạp mạnh chân ga tác dụng của phanh sẽ giảm rất nhiều, xe không thể dừng như mong muốn”.
Để tránh sai lầm này, khi lái xe số tự động các “tài mới” nên tập thói quen “giải phóng cho chân trái”, chỉ sử dụng chân phải, gót chân luôn đặt sát sàn xe, tạo tư thế thoải mái để có thể chuyển đổi giữ ga, phanh theo hình chữ V.
Một số dòng xe số tự động hiện nay có thiết kế phanh đỗ theo kiểu bàn đạp, tài xế nên chú ý không đặt chân trái lên bàn đạp phanh đỗ. Chỉ dùng chân trái để, đạp/nhả chân phanh này khi đỗ xe.
>>> Làm gì và không nên làm gì khi xe ô tô bị MẤT PHANH? <<< TÌM HIỂU NGAY để biết cách xử lý giúp bạn thoát được tình huống NGUY HIỂM khi xe ô tô không điểu khiển được.
Lái xe ngay khi vừa khởi động
Nhiều người khi cầm lái, đặt biệt là những người mới hay có thói quen chuyển số và lái xe với tốc độ cao ngay khi vừa khởi động xe. Điều này sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến động cơ cũng như hộp số xe.
Khi mới khởi động xe, nên để xe nổ không trong một khoảng thời gian nhất định. Việc này để dầu bôi trơn tuần hoàn khắp các chi tiết ở khoang động cơ cũng như hộp số.
>>>> Xem ngay: Hướng dẫn sử dụng xe số tự động an toàn
Bỏ quên chế độ chuyển số tay
Bỏ quên chế độ chuyển số tay là lỗi sai khi lái xe số tự động mà các bác tài thường mắc phải.
Trên hầu hết các xe số tự động hiện nay đều được tích năng chuyển số tay, số thể thao hay lẫy chuyển số trên vô lăng. Tuy nhiên, một số “tài mới” vốn đã quen với các thao tác lái ô tô số tự động ở chế độ D, nên thường bỏ qua chức năng chuyển số tay trên xe số tự động.
Việc không sử dụng chế độ chuyển số tay cũng được xem là một sai của các lái mới khi đi các cung đường đèo dốc. Bởi nếu ở chế độ D, theo quán tính khi xuống dốc, xe thường di chuyển nhanh dần khiến tài xế phải sử dụng phanh nhiều hơn. Trong trường hợp người lái thường xuyên rà phanh sẽ làm phanh nóng và rất dễ dẫn đến việc cháy má phanh, mất thắng.
Việc sử dụng chế độ số bán tự động khi đi đường đèo dốc sẽ giúp người lái chủ động chuyển về các cấp số thấp để tận dụng hãm phanh theo cách phanh động cơ và không cần đạp phanh nhiều.
>>> XEM NGAY: Những lỗi NGUY HIỂM khi lái xe ô tô mà hầu hết các bác tài đều mắc phải. Các bạn CẦN NẮM để lái xe được đảm bảo AN TOÀN.
Chuyển số về N khi xe đang lăn bánh
Khi sử dụng ô tô số tự động, nhiều lái mới thường có thói chuyển số từ D về N như xe số sàn trong các tình huống xe đỗ dốc hay trước khi dừng đèn đỏ.
Thao tác này về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ hộp số. Không nên chuyển số về N khi xe đang lăn bánh. Việc chuyển số về N khi xe đang lăn bánh và để cho xe chạy trớn trước, dù theo quan điểm của một số tài xế sẽ giúp xe tiết kiệm nhiên liệu.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kỹ thuật của Ford: “Khi lái xe chuyển từ D sang N hoặc ngược lại thì các chi tiết bên trong hộp số sẽ thay đổi trạng thái hoạt động. Nếu việc này diễn ra với tần suất cao thì sẽ gây ra sự hao mòn nhanh hơn, đặc biệt là các bộ bố bên trong hộp số. Theo thời gian sẽ làm giảm tuổi thọ của hộp số”.
Cũng liên quan đến vấn đề này, trong sách hướng dẫn sử dụng xe Mazda3, trang 46, mục “Vận hành hộp số tự động” có cảnh báo: “Không được chuyển sang số N trong khi xe đang chạy. Chuyển sang số N trong khi xe đang chạy là nguy hiểm vì khi xe sẽ không thể phanh động cơ khi giảm tốc và có thể dẫn đến chấn thương”.
>>> Trên mỗi cung đường dù là về quê hay đi du xuân trong năm mới, các tài xế HÃY NẮM CHẮC những nguyên tắc và kinh nghiệm khi di chuyển trên đường trường để lái xe AN TOÀN dịp Tết
Ham ga mà không rà hờ phanh
Một nguyên tắc góp phần đảm bảo an toàn khi lái ô tô số tự động chính là “không ga thì phanh”. Theo đó, khi xe đang di chuyển nếu không cần thêm ga để tăng tốc tài xế nên để hờ mũi chân phải lên bàn đạp phanh.
Tuy nhiên, trong thực tế nhiều tài xế, đặc biệt là các lái mới còn thiếu kinh nghiệm thường lơ đãng hoặc không thực hiện đúng nguyên tắc này, gây nguy hiểm khi điều khiển xe tham gia giao thông.
Trong một số tình huống bất ngờ muốn hãm tốc, nếu tài xế vẫn để hờ chân phải ở bàn đạp ra, quá trình phản ứng sẽ chậm hơn khi phải chuyển sang bàn đạp phanh. Bên cạnh đó, một số lái xe theo phản xạ rất dễ đạp nhầm ga khiến xe bất ngờ lao lên phía trước.
>>> Trước nhu cầu đi lại, di chuyển của người dân đang ngày càng TĂNG CAO, nhu cầu học và thi lái xe bằng B1 ngày càng nhiều. Vậy đăng ký học lái xe hạng B1 có khó không? Chuẩn bị thi bằng lái xe B1 cần những gì? <<< TÌM HIỂU NGAY.
Trên đây là những lỗi sai khi lái xe số tự động mà các tài xế thường mắc phải. Học Thi Lái Xe hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các tài xế có thêm nhiều kinh nghiễm vững tay lái trên mọi nẻo đường.