Hướng dẫn chi tiết cách lái xe số sàn an toàn, không bị giật

Hướng dẫn chi tiết cách lái xe số sàn an toàn, không bị giật

Hướng dẫn chi tiết cách lái xe số sàn an toàn, không bị giật

Cập nhật lúc 07/09/2023 15:42
Cách lái xe số sàn đòi hỏi phối hợp nhuần nhuyễn nhiều thao tác. Những lúng túng bỡ ngỡ của người mới sẽ được giải đáp qua hướng dẫn lái xe số sàn cụ thể dưới đây.

    Cách lái xe số sàn đòi hỏi phối hợp nhiều thao tác hơn lái xe số tự động. Người mới thường dễ bị lúng túng khi phối hợp các thao tác kết hợp số + côn + phanh + ga. Và bài viết này, Hocthilaixe.com sẽ hướng dẫn lái xe số sàn cơ bản giúp bạn làm chủ các thao tác cơ bản. 

     

    PHẦN 2 LÀM CHỦ CÁC THAO TÁC

     

    Cách lái xe số sàn trước khi lên xe

     

    Kiểm tra dầu, nước, điện, lốp

     

    Bước đầu tiên trong cách lái xe số sàn, bạn cần kiểm tra xe kỹ càng. Với xe của gia đình, thì chỉ cần định kỳ khoảng 1-2 tuần/lần, hoặc trước những chuyến đi xa. Nhưng nếu bạn mượn xe người khác, hoặc dùng xe thuê, thì nhớ check cẩn thận trước khi khởi hành, tránh giữa đường bị trục trặc.

     

    Giầy dép trang phục

     

    Ban nên đi giầy vì nó ôm sát chân bạn, giúp cho dịch chuyển giữa chân ga và phanh, cũng như ra vào côn đều thuận tiện. Nếu đi dép thì nên chọn loại có quai hậu và nhớ cài quai, không để quai lòe xỏe mắc vào chân ga, chân phanh khi đi đường thì rất nguy hiểm.

     

    Còn trang phục, bạn nên chọn loại nào gọn gàng, thoải mái cho việc thao tác trên ghế lái. Trang phục bó quá, hoặc lồng phồng đều ít nhiều cản trở thao tác trên xe.

     

    >>> CẬP NHẬP NGAY: Học phí bằng lái ô tô B2 theo quy định mới nhất Bộ GTVT 

    Cách lái xe số sàn - phụ nữ không nên mang giày cao gót

     

    Mở cửa xe

     

    Bạn nên cẩn thận khi mở cửa xe để lên và xuống xe. Cửa xe khá rộng, có thể tới trên nửa mét, khi mở rộng hết cỡ có thể choán một phần đường đáng kể. Nếu mở cửa bất thình lình và không để ý, bạn có thể gây ra tình huống cực kỳ nguy hiểm cho người và phương tiện đang đi cạnh đó.

     

    Chú ý quan sát phía trước (qua kính chắn gió) và phía sau (qua gương chiếu hậu), nếu thấy đủ an toàn thì mới mở nhẹ cửa. Giữ cửa hé một lát để đảm bảo có ai đang đi tới thì cũng biết bạn sắp mở cửa, hoặc nếu có ai đó bất ngờ đi tới cũng đủ khả năng lách nhẹ để tránh cửa đang mở hé. Tuyệt đối TRÁNH mở cửa nhanh cái ào, rất dễ gây nguy hiểm.

     

    >>> BẠN CÓ BIẾT: Ý nghĩa các loại bằng lái xe ô tô B1, B2, C, E, F là gì? 

     

    Cách lái xe số sàn - chú ý quan sát

     

    Hướng dẫn tư thế ngồi và đặt chân trên xe

     

    Cách lái xe số sàn từ tư thế ngồi và đặt chân đều hết sức cẩn thận, cụ thể:

     

    Cách ngồi

     

    Theo hướng dẫn lái xe số sàn căn bản là bạn nên ngồi thẳng tựa lưng thoải mái vào ghế:

    • Kéo lùi ghế ra trước/sau sao cho chân có thể dẫm phanh, ga, côn thoải mái, đầu gối hơi chùng;
    • Chỉnh ghế lên/xuống sao cho đỉnh đầu cách trần xe khoảng một gang tay; người thấp thì chỉnh ghế cao nhất có thể;
    • Nắm tay lên vị trí cao nhất, vị trí 12h của vô lăng, dựng/ngả tựa lưng ghế sao cho tay vẫn nắm vô lăng, khuỷ tay hơi chùng;
    • Điều chỉnh tựa đầu sao cho đầu sát lên tựa hoặc khoảng cách từ 5-7 cm; điểm giữa tựa đầu ngang với mắt.

     

    Hướng dẫn lái xe số sàn - điều chỉnh ghé ngồi cho phù hợp

    >>> Xem thêm: Tâm lý sợ lái xe số sàn B2

     

    Cách đặt chân

     

    Luôn tỳ gót chân lên sàn xe, đạp phanh, ga, côn bằng bàn chân. Không nhấc chân lên khỏi sàn xe rồi đạp xuống, thói quen này dễ dẫn đến nhầm phanh/ga. Chân trái đạp côn (hoặc nghỉ đối với xe tự động), chân phải phanh và ga.

     

    Tuyệt đối không dùng một chân phanh, một chân ga với xe số tự động. Nên tì gót chân phải dịch về phía chân phanh, xoay cổ chân quanh điểm tì gót: xoay trái là phanh, xoay phải là ga. Thói quen này giúp dễ dàng xoay trái để phanh trong các tình huống bất ngờ, thậm chí vừa đạp nhầm chân ga có thể xử lý phanh ngay.

     

    >>> BỎ TÚI NGAY: 9 MẸO thi sa hình B2 MỚI NHẤT giúp bạn đạt 100 điểm TUYỆT ĐỐI

     

    Thắt dây an toàn

     

    Cần rèn thói quen thắt dây an toàn khi đi xe, kể cả lái hay ngồi ghế phụ phía trước. Nếu cẩn thận thì yêu cầu cả người ngồi ghế sau cũng cài dây an toàn luôn. Đây là một kinh nghiệm lái xe quan trọng, liên quan trực tiếp đến tính an toàn khi tham gia giao thông.

     

    Ban đầu khi thắt dây an toàn, bạn có thể cảm giác hơi vướng, nhưng sau quen sẽ thấy vững chãi yên tâm. Cảm giác tương tự như thói quen đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy vậy. Giờ tôi đi ô tô không thắt dây an toàn thấy phía trước trống trải thế nào ấy, còn đi xe máy không đội mũ bảo hiểm lại thấy lành lạnh ở đầu (khi gặp cảnh sát giao thông còn lạnh cả túi nữa kia). Cũng chỉ là thói quen thôi.

     

    Chỉnh gương chiếu hậu

     

    Người lái xe cần điều chỉnh gương chiếu hậu ở trong buồng lái và ở ngoài buồng lái (cả ở phía bên phải và phía bên trái) sao cho có thể quan sát được tình trạng giao thông ở phía sau, phía bên trái và bên phải của xe ôtô. Cần chú ý việc chỉnh gương trong lúc xe ôtô đang chuyển động là rất nguy hiểm.

     

    Tại sao 45% thi rớt lý thuyết bằng lái xe ô tô trong lần đầu tiên <<< TÌM HIỂU NGAY NGUYÊN DO!!!

     

    Khởi động máy

     

    Khi khởi động, bạn phải đưa về số 0 với xe số sàn, có kèm theo phanh tay. Với xe số tự động, có thể ở vị trí N, nhưng tốt nhất là ở vị trí P. Khi khởi động vào buổi sáng, nhất là khi trời lạnh, nên để máy nổ khoảng 1 phút trước khi cho xe chạy.

     

    Hướng dẫn cách lái xe số sàn cho người mới học

     

    Thao tác cầm vô lăng đúng cách

     

    Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật. Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10) giờ, tay phải nắm vào vị trí từ (2-3) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái.

     

    Hướng dẫn lái xe số sàn cho người mới học đặt tay ở vị trí 9h15 (trái) và 10h10 (phải)

     

    Yêu cầu: Vai và tay thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác. Chú ý: Trong khoảng giới hạn nêu trên, tùy theo góc nghiêng vô lăng lái của từng loại xe.

     

    Chú ý: Trên vô-lăng thường được thích hợp túi khí. Trong trường hợp xảy ra va chạm túi  khí sẽ được kích hoạt chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu lúc đó tay bạn đặt ở vị trí cao (vị trí 11-1 giờ) hay đặt trên vô-lăng có thể khiến tay bạn đập vào mặt cho thương tích nặng hơn.

     

    >>> XEM NGAY: Những điều PHẢI BIẾT khi đăng ký học bằng lái xe B2 năm 2021. Bạn cần NẮM RÕ những thông tin này để tránh BỠ NGỠ khi đăng ký thi GPLX ô tô.

     

    Cách vào số xe ô tô đúng tốc độ

     

    Các số trên xe ô tô:

     

    Trong quá trình lái xe, nếu xe chưa đủ tốc độ mà lái xe đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, lái xe cần học cách tạo đà, và khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe.

     

    Cụ thể:

    + Số 0 hay còn gọi là Số Mo thực chất là không vào số nào cả, xe ở trạng thái tự nhiên. Khi đó bánh răng không ăn khớp ăn khớp, và xe không chuyển động. Khi tập lái và khi thi sát hạch, bạn lưu ý phải về số 0 trước khi khởi động máy. Khi kết thúc bài thi sát hạch, bạn cũng nhớ về số mo cùng với kéo phanh tay.

    + số 1 tương ứng với tốc độ 5 - 10km/h,

    + số 2: tương ứng với tốc độ 10 - 15km/h,

    + số 3: tương ứng vưới tốc độ 15 - 30km/h,

    + số 4: tương ứng với tốc độ 35 - 40km/h,

    + số 5: trên 45km/h.

     

    >>> LẬT TẨY chiêu trò học lái xe B2 bao đậu 100% - Những lời CAM KẾT chắc như "đinh đóng cột" của nhiều trung tâm khiến học viên rơi vào cảnh TIỀN MẤT TẬT MANG.

     

    Cách vào số xe ô tô đúng tốc độ

     

    Cách lái xe số sàn với số nguội

     

    Bạn có thể luyện tập ra vào số (số nguội) theo các bước như sau:

     

    • Tăng từ số 1 lần lượt đến số 5 đến khi thuần thục không cần nhìn vào cần số
    • Giảm từ số 5 lần lượt về đến số 1 mà không cần nhìn
    • Luyện tập chuyển số tắt, mà không cần theo tuần tự, chẳng hạn từ số 5 chuyển thẳng về số 1, số 4 về số 2, số 3 về số 1, v.v… và ngược lại.

     

    Khi đã thành thục với số nguội, giờ là lúc xem xét cách chuyển số cho đúng cách khi lái xe thực (số nóng chứ không phải số nguội nữa).

     

    Khi lần đầu tiên cho xe chuyển bánh, nghĩa là thực sự lái xe, bạn có thể sẽ thấy hơi căng thẳng và xe có thể bị chết máy. Cần nhớ rằng mỗi khi thay đổi số, bạn phải đạp hết côn. Khi xe bắt đầu chuyển bánh (số 1) thì cần phải nhả côn từ từ, nhưng từ số 2 trở lên có thể nhả côn nhanh hơn. Thao tác này sẽ được thảo luận kỹ hơn trong bài hướng dẫn cách sử dụng chân côn xe ô tô.

     

    Thời điểm lên số là khi xe cần tăng tốc, vòng tua đã đủ lớn, có cảm giác máy bị gằn. Còn khi vòng tua thấp, xe ì và hơi bị giật thì đó là lúc cần giảm số. Tham khảo chi tiết trong bài Khi nào cần thay đổi số.

     

    >>> Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô B2 gồm những gì? <<< TÌM HIỂU NGAY để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ khi đăng ký học thi GPLX B2 nhé!

     

    Sử dụng số trong bài thi sát hạch

     

    Trong bài thi sát hạch đường trường có giám thị trên xe chấm điểm. Bạn nên lưu ý những điểm liên quan đến cách vào số xe ô tô như dưới đây:

    • Vào số phù hợp với tốc độ xe và điều kiện trên đường.
    • Chuyển số nhẹ nhàng, an toàn.
    • Đưa tay phải trở lại cầm vô lăng sau khi đã chuyển số xong.
    • Không nhìn vào cần số khi thay đổi số.
    • Bình tĩnh đạp hết côn rồi vào lại đúng số cần thiết nếu lỡ vào nhầm số.

     

    Cách lái xe số sàn khi điều khiển chân côn hợp lý

     

    Sử dụng côn là kỹ thuật cho phép tài xế kiểm soát tốt tốc độ xe. Thao tác với côn thành thạo giúp bạn thực hiện tốt những phần thi sa hình như:

    • Khởi hành và dừng xe.
    • Tăng giảm số.
    • Đề-pa trên dốc.
    • Cho xe chạy với tốc độ thật chậm, mà xe không bị chết máy (gọi là chạy xe bằng côn).

     

    >>> BẠN CẦN NẮM RÕ: Điều kiện sức khỏe thi bằng B2 theo ĐÚNG CHUẨN quy định hiện nay.

     

    Cách chạy xe số sàn không bị tắt máy

     

    Luyện tập sử dụng côn xe

     

    Cách lái xe số sàn an toàn yêu cầu bạn luyện tập sử dụng côn xe chuẩn xác. Bạn nên chọn nơi đường bằng và vắng người qua lại. Thường thì việc này sẽ do thầy giáo hướng dẫn bố trí cho nhóm học viên trên cùng xe. Bạn cũng có thể nhờ xe người nhà hoặc bàn bè, nhưng nên có người hướng dẫn lái xe ô tô số sàn ngồi cùng xe để đảm bảo an toàn.

     

    Khi bắt đầu tập chân côn, bạn chuẩn bị sẵn sàng: xe đã nổ máy, hạ hết phanh tay, thắt dây an toàn, và ghế đã được điều chỉnh phù hợp để có thể đạp hết côn mà không bị với…

     

    Bạn có thể bắt đầu thực hiện các bước như sau:

    1. Đạp hết côn rồi vào số 1

    2. Nhấn nhẹ chân ga để máy khỏe hơn, sao cho vòng tua lên khoảng 1500 vòng/phút

    3. Quan sát phía trước và xung quanh để đảm bảo an toàn

    4. Nhả nhẹ và từ từ chân côn

     

    Khi côn bắt đầu bám (lá côn tiếp xúc với tang trống), bạn sẽ thấy xe hơi rung rung nhẹ và bắt đầu từ từ chuyển động. Mỗi xe có điểm bám côn nhất định, thường là vị trí khi bạn nhả được khoảng ⅓ hành trình.

     

    Giờ khi côn đã bám, và xe bắt đầu chuyển động từ từ, bạn lại đè hết côn và đạp nhẹ phanh để dừng xe (mà không chết máy). Lặp lại quá trình này từ bước 2 đến bước 4: lại tăng ga một chút cho máy khỏe hơn, nhả côn từ từ để xe khởi hành chậm, rồi lại đạp hết côn và phanh để dừng xe. Bằng cách lặp lại nhiều lần những bước này, bạn sẽ dần cảm nhận được rõ hơn vị trí côn bắt đầu bám.

     

    Khi đã nắm được bài tập trên về cách sử dụng côn xe ô tô, giờ là lúc chuyển sang luyện thao tác tiếp: điều chỉnh tốc độ bằng chân côn . Khi xe bắt đầu chuyển bánh, thay vì đạp hết côn và phanh để dừng xe, bạn chỉ hơi đạp nhẹ côn để xe chuyển động chậm dần . Nhưng ngay khi xe chạy chậm lại (mà chưa dừng), bạn lại nhấc nhẹ chân côn để xe lại chạy nhanh hơn một chút. Và lặp lại những thao tác đó nhiều lần...

     

    Về bản chất, bạn đang cho xe chạy tốc độ chậm nhất có thể, và đó cũng là kỹ thuật chạy xe rất thông dụng trong thực tế như khi bò qua những chỗ đông người (qua chợ, hoặc gặp tắc đường). Người ta cũng gọi kỹ thuật này là chạy xe bằng côn.

     

    >>> BẠN NÊN ĐỌC NGAY: TOP 7 trung tâm đào tạo lái xe UY TÍN đáng ghi danh tại TP HCM. Lựa chọn ĐÚNG ĐẮN để làm chủ các thao tác với côn, NHUẦN NHUYỄN mọi kỹ thuật để vượt qua các bài thi sát hạch một cách dễ dàng.

     

    Sử dụng côn trong các bài tập

     

    Khi đã quen với việc điều khiển côn nêu trên, bạn sẽ luyện tiếp việc kết hợp điều khiển ly hợp với các thiết bị khác như ga, số, phanh tay… để thực hiện những bài tập khác, chẳng hạn như:

    • Tăng giảm số: kết hợp côn ra - ga vào để tăng giảm giữa các số cho phù hợp với tốc độ xe và tình huống trên đường. 
    • Đề pa lên dốc: Phối hợp côn với phanh chân, phanh tay, và số để dừng xe và khởi hành lên dốc sao cho xe không chết máy, không tụt dốc. 

     

    Thao tác điều khiển phanh tay

     

    Điều khiển phanh tay là thao tác quan trọng cần biết trong cách lái xe số sàn an toàn. Với xe đạp, khi cần phanh chắc hẳn bạn sẽ không bóp cứng phanh cho xe đứng khựng lại, hay bị rê lốp trượt trên đường hoặc tệ hơn là người bạn dúi vào ghi-đông.

    Thay vào đó, nếu không buộc phải dừng gấp, bạn sẽ bắt đầu phanh nhẹ, rồi bóp phanh mạnh lên, sau đó lại giảm đi sao cho xe chậm lại để có thể dừng đúng vị trí cần thiết, phải vậy không?

     

    Nguyên tắc này cũng áp dụng tương tự khi phanh xe ô tô. Kỹ thuật phanh này gọi là phanh nhiều lần. Về cơ bản đó là cách dùng phanh với lực biến đổi thay vì cố định. Đầu tiên là đạp phanh nhẹ, sau đó mạnh dần lên, và kết thúc lại là phanh nhẹ trước khi dừng hẳn.

     

    Cũng có nhiều người bỏ qua bước phanh nhẹ, mà bắt đầu bằng đạp hơi mạnh để xe giảm tốc độ, sau đó đạp nhẹ dần hoặc nhả phanh để tận dụng đà của xe, rồi đệm tiếp phanh cho xe dừng hẳn.

     

    Sử dụng phanh tay đúng cách - Hướng dẫn lái xe số sàn

     

    Bằng kỹ thuật lái xe số sàn này, bạn có thể làm giảm tốc độ và dừng xe như mong muốn, đồng thời cũng đảm bảo các yếu tố khác:

    • Cho phép xe khác biết được bạn đang định làm gì để nhường hoặc dành đường
    • Tránh bị bó phanh nếu đạp phanh mạnh và đột ngột
    • Tránh cho xe không bị trượt do đạp phanh chết
    • Tiết kiệm nhiên liệu
    • Giảm hao mòn với phanh, lốp, và các bộ phận cơ khí khác
    • Tạo sự thoải mái cho hành khách ngồi trên xe

     

    Khi sử dụng kỹ thuật phanh này, bạn có thể dừng xe nhẹ nhàng tại điểm dừng dự kiến. Toàn bộ quá trình phanh diễn ra khá nuột nà, và khi xe dừng bánh, bạn sẽ không có cảm giác bị dúi mạnh về phía trước. Thực ra, cách phanh xe cơ bản này không hẳn là bị chậm hơn so với đạp cứng phanh. Điều quan trọng là bạn điều chỉnh lực đạp cho phù hợp chứ không phải là đạp uỵch một cái cho xe đứng khựng lại hoặc tệ hơn là bánh xe trượt trên đường.

     

    >>> Học thi lái xe ô tô nên học bằng B1 hay B2?  Làm sao để phân biệt 2 hạng bằng B1 và B2 này? <<

     

    Lưu ý khi phối hợp các thao tác

     

    Khi luyện tập cách lái xe ô tô số sàn an toàn, không bị giật, bạn cần lưu ý những điều sau:

     

    Sai lầm dẫn đến tụt dốc khi đề-pa

     

    Điều sai lầm dẫn đến các tài xế bị tụt dốc lúc đề pa là quá trình nhả côn:

     

    • Không điều khiển được chân côn, dẫn đến nhả côn quá tầm, dẫn đến chết máy.
    • Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500 - 2.000 vòng/phút, nhưng trong quá trình nhả côn lại không giữ đều chân ga khiến đầu xe sẽ không ngóc lên được.
    • Khi nhả côn, đầu xe chưa ngóc lên đã cắt phanh tay, khả năng tụt dốc là 95%. Bạn vẫn chỉ có thể cứu bạn nếu nhả thêm chút côn và ga thốc lên.
    • Sau khi cắt phanh tay, không giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay. Khả năng tụt dốc là 98%, 2% cho bạn bình tĩnh đạp côn, phối hợp với phanh và kéo phanh tay để thực hiện lại cú đề-pa.

     

    Tóm lại trong quá trình từ lúc bắt đầu thực hiện cú đề-pa ngoạn mục của bạn thì tay phải của bạn luôn cầm lấy cái phanh tay và hãy thật bình tĩnh. Đối với những xe máy còn ngon có thể đề-pa như sau mà không cần kéo phanh tay:

     

    • Đạp côn với phanh để dừng trên dốc.
    • Khi đi, bạn hơi nhả côn thật từ từ, khi thấy xe rung rung lên, chuyển chân phanh sang chân ga, ga thốc lên, đảm bảo lên dốc 100%. Cách này chỉ dùng cho thời gian đỗ xe ngắn, nếu không sẽ xảy ra tình trạng mỏi chân.

    >>> CÓ HAY CHĂNG: 90% trung tâm dạy lái xe ở TP HCM đang LỪA ĐẢO?

     

    Không nên lạm dụng số 0 (N) 

     

    Với cách lái xe số sàn không bị giật, bạn không nên lạm dụng số 0. Việc đưa cần số về số trung gian (số 0 hay số mo) khi đang vận hành hay chuẩn bị dừng đèn đỏ không giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ.

     

    Đặc biệt một số lái xe có thói quen nguy hiểm là về số 0 khi xuống dốc; khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, cả phanh chân và phanh tay sẽ không thể phát huy hết hiệu quả, nguy cơ tai nạn rất cao.

     

    Tóm lại, khi đang di chuyển, bạn nên hạn chế về số 0. Nếu gần đến vạch đỗ đèn đỏ, bạn nên chủ động về số thấp để vừa giảm tốc độ chuẩn bị dừng đỗ, vừa vẫn có thể duy trì tốc độ chủ động di chuyển khi cần tránh chướng ngại vật xuất hiện bất ngờ.

     

    >>> Học bằng lái xe B2 mất bao lâu? Nếu vượt qua kỳ thi sát hạch thì sau bao nhiêu ngày học viên sẽ nhận được GPLX? <<< MỜI BẠN ĐỌC NGAY.

     

    Không nên nổ máy và đi ngay vào buổi sáng

     

    Đây là thời điểm động cơ dễ bị ăn mòn và hỏng nhất. Sau khoảng thời gian dài không vận hành, đa phần dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ. Hệ thống xi-lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt.

     

    Khởi động động cơ vào lúc này cần có khoảng thời gian nhất định để dầu có thể được bơm lên xi-lanh một cách đầy đủ. Sau đó bật chìa khóa điện khởi động và để động cơ nổ ở chế độ chờ trong khoảng nửa phút tới một phút trước khi vận hành.

     

    >>> MỜI BẠN XEM THÊM: Hướng dẫn lái xe số sàn cơ bản - Phần 1 làm quen với ô tô

     

    Hocthilaixe.com hy vọng rằng với những cách hướng dẫn cách lái xe số sàn trên bạn sẽ tự tin đánh lái trên mọi nẻo đường. Nếu bạn thấy bài viết bổ ích thì hãy chia sẻ đến với nhiều bạn đọc nhé.

    Đăng ký Tư Vấn Online Miễn Phí

    Nhập họ và tên
    Nhập khoá học muốn học
    Nhập địa chỉ
    Nhập số điện thoại
    Tài xế nên thuộc lòng những nguyên tắc này để lái xe AN TOÀN dịp Tết

    Tài xế nên thuộc lòng những nguyên tắc này để lái xe AN TOÀN dịp Tết

    Thu, 07/09/2023 - lượt xem: 3637
    Để di chuyển an toàn trên mỗi cung đường dịp Tết, ngoài việc tuân thủ đúng các nguyên tắc lái xe an toàn dịp Tết, các tài xế nên tích lũy cho mình những kinh nghiệm để lái xe an toàn nhất.
    Kinh nghiệm lùi xe vào chuồng các TÀI MỚI cần biết

    Kinh nghiệm lùi xe vào chuồng các TÀI MỚI cần biết

    Thu, 07/09/2023 - lượt xem: 3560
    Cách đánh lái khi lùi xe như thế nào đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh, sẽ được bật mí rõ nhất trong bài viết kinh nghiệm lùi xe vào chuồng dưới đây.
    Mẹo chống ngủ gật khi lái xe ô tô

    Mẹo chống ngủ gật khi lái xe ô tô

    Thu, 07/09/2023 - lượt xem: 2933
    Mỗi tài xế cầm lái đều hiểu rõ rằng ngủ gật khi đang lái xe là điều cấm kỵ, bởi sẽ gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh. Nắm vững những cách chống ngủ gật khi lái xe đơn giản dưới đây sẽ giúp tài xế chống ngủ gật khi lái xe.
    10 điều bất di bất dịch nên TUÂN THỦ nếu xe ô tô bị ngập nước

    10 điều bất di bất dịch nên TUÂN THỦ nếu xe ô tô bị ngập nước

    Thu, 07/09/2023 - lượt xem: 2029
    Nếu xe ô tô bị ngập nước ở mức ngập hơn ½ bánh xe thì cần tuân thủ 10 điều "bất di bất dịch" sau đây để khắc phục thiệt hại.
    [ĐỪNG BỎ LỠ] Những ứng dụng công nghệ ô tô giúp bạn THOÁT HIỂM mùa mưa

    [ĐỪNG BỎ LỠ] Những ứng dụng công nghệ ô tô giúp bạn THOÁT HIỂM mùa mưa

    Thu, 07/09/2023 - lượt xem: 2267
    Một nghiên cứu của Viện bảo hiểm an toàn xa lộ Mỹ (IIHS) cho thấy các công nghệ ô tô giúp giảm thiểu 60% số vụ tai nạn và va chạm cho các tài xế lái xe ô tô.
    Những tình huống NGUY HIỂM khi lái xe trời mưa bạn CẦN PHẢI BIẾT

    Những tình huống NGUY HIỂM khi lái xe trời mưa bạn CẦN PHẢI BIẾT

    Thu, 07/09/2023 - lượt xem: 4236
    Lái xe ô tô dưới trời mưa bão tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về tai nạn và các sự cố gây hỏng hóc xe. Bạn cần nắm những điều dưới đây để xử lí các tình huống tình huống nguy hiểm khi lái xe trời mưa.
    Các lỗi nguy hiểm khi lái xe ô tô mà hầu hết bác tài đều mắc phải

    Các lỗi nguy hiểm khi lái xe ô tô mà hầu hết bác tài đều mắc phải

    Thu, 07/09/2023 - lượt xem: 4003
    Hôm nay Hocthilaixe.com sẽ đúc kết những lỗi nguy hiểm khi lái xe ô tô mà hầu hết các bác tài đều mắc phải. Các bạn cần nắm để lái xe được đảm bảo an toàn.
    Kinh nghiệm XƯƠNG MÁU giúp tránh mua xe ô tô cũ từng bị THỦY KÍCH

    Kinh nghiệm XƯƠNG MÁU giúp tránh mua xe ô tô cũ từng bị THỦY KÍCH

    Thu, 07/09/2023 - lượt xem: 2169
    Mùa mưa bão là thời điểm ô tô dễ dàng gặp phải thủy kích nhất khi liên tục phải đi qua những đoạn đường ngập nước. Một chiếc xe từng bị thủy kích sẽ không phải là một lựa chọn tốt dành cho người muốn mua xe cũ. Dưới đây là kinh nghiệm mua ô tô cũ từng bị thủy kích cho các tài xế kham khảo.
    Những SAI LẦM chết người của tài xế khi lái ô tô số tự động

    Những SAI LẦM chết người của tài xế khi lái ô tô số tự động

    Thu, 07/09/2023 - lượt xem: 3346
    Khi chuyển từ ô tô số sàn sang sử dụng xe số tự động, không ít tài xế thường mắc những lỗi sai khi lái xe số tự động gây mất an toàn.
    Có nên thuê xe tự lái ngày Tết? Cần lưu ý gì khi thuê xe tự lái?

    Có nên thuê xe tự lái ngày Tết? Cần lưu ý gì khi thuê xe tự lái?

    Thu, 07/09/2023 - lượt xem: 2636
    Có nên thuê xe tự lái ngày Tết hay không? Hocthilaixe.com đã tổng hợp 10 kinh nghiệm thuê xe tự lái dịp lễ để bạn đọc có thể nắm một số thông tin, chuẩn bị sẵn cho những ngày nghỉ sắp tới.

    Bạn cần thêm thông tin?

    GỌI HOTLINE 0815 66 33 77

    HocThiLaiXe sẽ tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn