Bạn đang chuẩn bị cho việc thi và học lái xe ô tô bằng C vào đầu năm 2022 thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây. Bài viết này sẽ cập nhật đầy đủ những thay đổi mới nhất về việc sát hạch và cấp giấy phép lái xe ô tô trong năm 2022.
Hãy cùng Hocthilaixe.com điểm danh những điểm đáng lưu ý khi học lái xe ô tô bằng C nhé!
Học bằng lái xe hạng C như thế nào?
Hình thức học lái xe ô tô bằng C
Có 2 hình thức học lái xe ô tô bằng C là học trực tiếp hoặc học gián tiếp:
- Đối với hình thức học gián tiếp này nếu như bạn đã có bằng lái xe B2 được 3 năm thì bạn chỉ nên đăng ký thi nâng hạng bằng lái xe từ B2 lên C.
- Đối với hình thức học trực tiếp: Nếu bạn chưa biết một chút gì về lái xe, hay biết lái mà chưa có bằng thì bạn hoàn toàn có thể học trực tiếp bằng C mà không cần phải học bằng B2.
Quá trình học và thi bằng lái xe hạng C
Sau 6 tháng kể từ thời điểm hoàn thiện hồ sơ, học viên tham gia các khóa đào tạo hay chỉ nộp hồ sơ sẽ được tham gia các khóa thi sát hạch bằng lái xe do sở Giao Thông Vận Tải tổ chức.
Bài thi sát hạch học lái xe ô tô bằng C bao gồm 3 phần thi là thi lý thuyết trắc nghiệm, thi thực hành lái xe sa hình và lái xe đường trường.
- Bài thi lý thuyết: Không khác so với bài thi lý thuyết bằng lái xe B2 cả về nội dung và yêu cầu “đạt”
- Bài thi thực hành: Cũng bao gồm 11 bài thi sa hình giống như bài thi bằng B2 cả về nội dung và yêu cầu “đạt”.
Điều kiện học bằng lái hạng C
Điều kiện học lái xe ô tô bằng C năm 2022:
- Về độ tuổi: Nếu như đối với các loại bằng A1, A2, B2, B, độ tuổi để học là từ 18 tuổi trở lên thì đối với bằng lái xe ô tô hạng C, người muốn học loại bằng này phải từ đủ 21 tuổi trở lên.
- Về sức khỏe: Người học lái xe ô tô hạng C phải đủ sức khỏe theo quy định như sau: Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh nguy hiểm. Cơ thể bình thường, không dị tật, thừa thiếu các phần của các chi, thừa thiếu ngón tay ngón chân, teo cơ, tiền sử mắc bệnh động kinh; Hoặc không có dấu hiệu tâm thần, các bệnh gây nguy hiểm cho xã hội, các bệnh dễ lây nhiễm, bệnh cần cách ly...Nếu có đều không được tham gia các khóa học lái xe và thi bằng lái xe ô tô hạng C.
- Về chiều cao: Chiều cao phải từ 1m60 trở lên
- Về hồ sơ đăng ký học: Phải có CMND hoặc Hộ chiếu bản gốc còn thời hạn. Đặc biệt cần có giấy khám sức khỏe được cấp trong 3 tháng gần nhất. Và giấy này phải do bệnh viện, trung tâm y tế (cấp quận, huyện, thành phố) xác nhận dấu giáp lai và xác nhận của bác sĩ chuyên khoa.
>>> XEM NGAY: Điều kiện học bằng lái xe tải hạng C theo quy định MỚI NHẤT của bộ GTVT.
Học lái xe ô tô bằng C lái được loại xe nào?
Bằng lái xe ô tô hạng C là loại giấy phép lái xe được Sở Giao Thông Vận Tải cấp cho người điều khiển:
- Xe ô tô, xe tải có trọng tải trên 3,5 tấn.
- Máy kéo, rơ mooc dưới 3,5 tấn.
- Các loại xe thuộc bằng lái xe hạng B1, B2.
Ngoài ra, người có bằng lái xe ô tô hạng C cũng được lái các xe chở người dưới 09 chỗ ( tính cả ghế người lái), bao gồm cả xe số sàn và xe số tự động như hàng loạt dòng xe 2 chỗ.
Tuy nhiên, không phải học lái xe ô tô bằng C thì người lái xe có thể lái hết tất cả mọi loại xe bởi vì theo quy định của Sở Giao Thông Vận Tải, bằng lái xe hạng C không được điều khiển các loại container có trọng tải 3.5 tấn.
► Từ quy định trên, các bạn tài xế vô tư điều khiển các loại xe tải có trọng tải lớn để vận chuyển hàng hóa. Nhưng không nên chở quá trọng tải quy định để tránh gặp mấy anh “áo vàng” và quan trọng hơn hết là kéo dài tuổi thọ của động cơ. Loại giấy phép lái xe này không có giá trị lưu thông đối với các loại xe khách từ 16 trở lên hoặc xe container.
>>> XEM NGAY: THỰC HƯ chuyện học lái xe tải LƯƠNG HƠN CHỤC TRIỆU
Nội dung đào tạo bằng lái hạng C
Nội dung của khóa đào tạo học lái xe ô tô bằng C cũng bao gồm 2 nội dung là học lý thuyết, thực hành lái xe sa hình và lái xe đường trường giống như bài học bằng lái xe B2.
- Học lý thuyết: Học viên được cấp tài liệu bộ 600 câu hỏi về luật giao thông đường bộ, ý nghĩa của biển báo, kĩ thuật, sửa chữa và cấu tạo cơ bản của xe, đạo đức của người ngồi vô lăng. Phần thi lí thuyết gồm 30 câu hỏi thời gian làm bài trong 20 phút, hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính.
Học thực hành từ những bài cơ bản gồm 11 bài từ học vào số, gạt cần, học số nóng, số nguội.
- Thi thực hành: Học viên sẽ phải trải qua 11 bài thi trên sa hình tại trung tâm, để kiểm tra, tổng kết lại quá trình thi học viên còn phải trải qua 2 bài thi đường trường, với phần thi này thời gian để thực hiền là 20 phút.
► Để có kết quả thi tốt nhất, học viên cần thực hành nhuần nhuyễn, tự tin khi ngồi vào vô lăng.
>>> THAM KHẢO NGAY: GIẢI ĐÁP băn khoăn NÊN HỌC BẰNG B2 HAY C? - Hiểu đúng để chọn đúng.
Giấy phép lái xe hạng C có thời hạn bao lâu?
Bằng lái hạng C là loại bằng lái xe được dùng cho những người có nhu cầu sử dụng cho mục đích hành nghề lái xe với các loại xe có trọng tải tương đối lớn. Nguời sở hữu lbằng lái xe hạng C còn được phép điều khiển xe ôtô tải kể cả ô tô tải dùng chuyên dụng có trọng tải >= 3,5 tấn (đặc biệt là máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế >= 3,5 tấn).
Với việc cho phép vận tải những loại xe có trọng tải lớn, thì các yêu cầu về kiến thức, kỹ thuật lái sẽ cao hơn rất nhiều so với người thi bằng lái hạng B. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có sự khác nhau về thời hạn sử dụng của các loại bằng lái hiện nay.
Theo Luật GTVT quy định, sau khi học lái xe ô tô bằng C thì giấy phép lái xe tải hạng C có thời hạn 5 năm. Thời hạn của giấy phép lái xe hạng C được tính từ ngày cấp. Khi hết hạn, các tài xế không cần phải làm thủ tục đăng ký thi lại bằng lái xe mà chỉ cần làm hồ sơ xin gia hạn loại giấy phép lái xe tương ứng theo đúng quy định pháp luật.
Làm thế nào khi giấy phép lái xe hạng C bị hết hạn?
Giấy phép lái xe hay còn được gọi là bằng lái xe được xem như vật bất ly thân đối với một người tài xế. Những người tài xế thường có một câu nói đùa với nhau rằng “ghệ nhí thì có thể không có chứ giấy phép lái xe nhất thiết phải có một đến hai loại”.
Cho nên, khi “em” ấy đã đến độ tuổi cần phải làm mới thì anh em mình cứ sẵn sàng đưa em ấy đi làm mới. Cứ 5 năm 1 lần bằng cách nộp hồ sơ gia hạn bao gồm:
- Đơn đề nghị xin gia hạn giấy phép lái xe hạng C theo mẫu;
- Bản sao CMND;
- 10 tấm hình 3×4;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận trong 3 tháng gần nhất.
- Bộ hồ sơ gốc của giấy phép lái xe hạng C.
► Đặc biệt, đối với những ai quyết chí sống với cái nghề ăn đường, ngủ xá như vầy thì tuyệt đối không được có tư tưởng sử dụng bằng giả để tiết kiệm chi phí học lái xe ô tô bằng C và thi lấy GPLX vì nó sẽ mang lại nhiều hậu quả khó lường cho bản thân người tài xế và những người cùng tham gia giao thông.
Nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên D, E, FC
Mặc dù được vận tải các loại ô tô tải, tải có trọng tải lớn thế nhưng giấy phép lái xe hạng C vẫn còn nhiều giới hạn hơn so với hạng D, E, Fc. Cho nên, đôi khi vì tính chất và yêu cầu của công việc, nên cần phải nâng hạng từ giấy phép lái xe hạng C lên D, E hoặc Fc.
Bên cạnh đủ 24 tuổi đối với hạng D và 27 tuổi đối với hạng E, điều kiện là có quá trình hành nghề lái xe lần lượt của D, E là từ 3 hoặc 5 năm trở lên và có 50.000km hoặc 100.000km lái xe an toàn trở lên để hoàn thành hồ sơ nâng hạng bao gồm:
- 4 ảnh 3×4 nền xanh biển đậm (khách hàng có thể chụp tại trung tâm sát hạch lái xe);
- Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định;
- Bản sao bằng tốt nghiệp THCS hoặc bằng cấp tương đương trở lên;
- Bộ hồ sơ gốc thi bằng C
- Bản sao giấy phép lái xe bằng C (xuất trình bản chính khi tham gia thi sát hạch tại trung tâm).
Hocthilaixe.com hy vọng những thông tin mà chúng tôi tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn biết được những thủ tục giấy tờ cũng như quy định về việc học lái xe ô tô bằng C. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy thông tin này hữu ích nhé!