Ôm cua đôi với những tài xế lâu năm và có kinh nghiệm có thể không phải là trở ngại lớn, nhưng với người mới lái xe, kỹ thuật vào cua thường là một vấn đề nan giải, do chưa cảm nhận được không gian, tốc độ và ước lượng góc đánh lái.
Ở những đoạn đường cong lớn (khúc cua), người điều khiển gặp bất lợi về quan sát, trong khi phải thực hiện cùng lúc nhiều thao tác như rà phanh, về số (nếu có dốc) và đánh lái,… bởi vậy rất dễ xảy ra tai nạn. Các bác tài mới lái ô tô phải chú ý kỹ thuật ôm cua xe ô tô để đảm bảo an toàn toàn khi lưu thông trên những đoạn đường quanh co, khúc khuỷu.
Ôm cua bất cẩn, gây tai nạn thảm khốc
Cùng điểm lại một số vụ tai nạn thảm khốc liên quan đến việc ôm cua gần đây nhất:
+ Vụ tai nạn xe ben ôm cua cán 2 người phụ nử tử vong đoạn ngã ba trên đường ĐT741- Phước Tiến, đoạn thuộc thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ngày 16/4/2019
+ Xe Container ôm cua tại vòng xuyến cầu vượt BigC (Lê Hồng Phong và Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc quận Hải An, TP Hải Phòng) tông chết nữ sinh chạy xe đạp điện ngày 22/10/2018
+ Ô tô ôm cua lao vào trụ ATM của ngân hàng BIDV trên đường D5 (phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) khiến cây ATM hư hỏng nặng ngày 3/5/2018
+ Thắng gấp khi ôm cua, container lật ngang đường tại Km21 Quốc lộ 1D (tuyến Quy Nhơn – Sông Cầu, thuộc địa phận tỉnh Bình Định) ngày 1/6/2017
>>> CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Ý nghĩa các loại bằng lái xe ô tô B1, B2, C, E, F là gì?
Hiểm họa từ những khúc cua tử thần ở TP. HCM
Dĩ nhiên nếu bạn lái xe trong thành phố thì sẽ ít gặp những khúc cua gấp hơn các bác tài lái xe đường đèo. Nhưng bạn vẫn phải chú ý kỹ thuật ôm cua xe ô tô vì hiểm họa có thể xày ra bất cứ lúc nào đặc biệt là các đoạn đường:
Đoạn cua ôm khu Công nghệ cao ra Suối Tiên: Người điều khiển phương tiện lưu thông từ Xa lộ Hà Nội hướng về Khu du lịch Suối Tiên ngang qua khu Công nghệ cao (quận 9) phải chạy qua một đoạn cua quá cong, gần như khiến các tài xế điều khiển phương tiện phải chạy thành vòng tròn, nếu không làm chủ được tốc độ hay tay lái không vững rất dễ xảy ra tai nạn.
Khúc cua nằm ở trường Đại học Nông Lâm (quận Thủ Đức) di chuyển để về khu du lịch Suối Tiên. Khúc cua hình vòng cung này được xem là “điểm đen tử thần” vì đã xảy ra nhiều vụ tai nạn cướp đi sinh mạng của nhiều người.
Khúc cua nằm dưới chân cầu Sài Gòn cũng khiến nhiều người lo lắng. Người đi từ quận 2 qua quận 1 theo đường Nguyễn Hữu Cảnh và ngược lại đều phải qua khúc cua này. Đây là khúc cua có nhiều xe container, xe tải lưu thông. Dù đã có đầy đủ các biển báo nhưng tầm nhìn chưa được thông thoáng, nhiều người chạy nhanh thường bị ngã hoặc va chạm khi phương tiện khác bất ngờ xuất hiện.
Hai tuyến đường Trường Sa và Hoàng Sa dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có nhiều khúc cua quanh co nhất bởi dọc bờ kênh, xe chạy nhanh hoặc thiếu quan sát rất dễ xảy ra tai nạn.
Khúc cua lên cầu vượt Trạm 2: Đây cũng là đoạn có dải phân cách hở để ô tô ôm cua lên cầu vượt Trạm 2 nên thường xuyên có hiện tượng các hướng lưu thông xung đột nhau. Trong đó, nguy hiểm nhất là người đi xe máy bị các xe container, xe tải cắt mặt.
Khúc cua ở chân cầu vượt Sóng Thần (giáp ranh giữa TP HCM và tỉnh Bình Dương) từ lâu cũng đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người bởi nguy cơ xảy ra tai nạn. Các loại ô tô khi lưu thông trên đoạn đường dẫn từ khu phố Bình Đường 3 (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) ôm cua lên cầu vượt Sóng Thần (hướng về quận Thủ Đức, TP HCM) cũng đều cắt ngang làn xe 2 bánh. Người dân sống tại khu vực trên cho biết đoạn ôm cua lên cầu vượt, mặt đường bị bong tróc nham nhở nhưng nhiều tài xế xe container, xe tải… vẫn lưu thông với tốc độ nhanh nên đã xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người.
Khúc cua cầu vượt An Sương tuy không quá gắt nhưng lại là "điểm đen" tai nạn giao thông của TP.HCM. Tại đây thường xảy ra va quẹt giữa xe đầu kéo, tải nặng với xe máy. Nguyên nhân do góc cua này là đường duy nhất để các loại xe lớn từ quốc lộ 1A vào quốc lộ 22 đi Củ Chi, Tây Ninh và lưu thông chung với xe máy. Khi rẽ vào quốc lộ 22, xe đầu kéo phải cắt ngang dòng lưu thông của xe máy trên quốc lộ 1A. Nếu tài xế thiếu quan sát và chạy ẩu thì sẽ gây tai nạn cho người đi xe máy.
>>> XEM NGAY: 15 kinh nghiệm lái xe ô tô trong thành phố cho tài xế mới để không phải bỡ ngỡ vào giờ cao điểm!
Khúc cua từ đường Đồng Văn Cống ra đại lộ Mai Chí Thọ cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và đã gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. Đây là con đường nhanh nhất để xe đầu kéo, xe tải nặng từ cảng Cát Lái qua cầu vượt Cát Lái đi xa lộ Hà Nội và ngược lại nên lưu lượng xe cộ lúc nào cũng đông. Tại đoạn Đồng Văn Cống có một ngã rẽ cho dòng xe lưu thông thẳng ra Mai Chí Thọ không cần chờ đèn đỏ. Do vậy, khi các loại xe lớn chạy qua đoạn cua thì cắt ngang dòng xe máy, gây ra các vụ tai nạn.
Trong nội ô TP.HCM, khúc cua nguy hiểm nhất có lẽ là nhánh cầu dẫn từ cầu Nguyễn Văn Cừ từ quận 5 đi quận 4. Khúc cua này có độ gắt như khuỷu tay trong khi bên dưới là kênh Tàu Hủ, rào chắn lại thấp nên khi xảy ra tai nạn, nạn nhân thường bay xuống cầu.
Kỹ thuật ôm cua xe ô tô an toàn?
Phanh trước khi đến điểm đánh lái để giảm tốc đến mức độ an toàn, còi để cảnh báo phương tiện xung quanh. Với bất kỳ loại xe nào, người điều khiển cũng đều phải tuân thủ một số kỹ thuật ôm cua xe ô tô khi thực hiện lái xe qua một khúc cua.
Bước 1: Tập trung quan sát
Quan sát ở đây không chỉ để nhận ra khúc cua trước mặt mà còn để biết cua dài hay ngắn, điều kiện mặt đường thế nào, dòng xe cộ phía trước và sau...
Bước 2: Giảm tốc độ vào cua an toàn trước khi đánh lái
Nhiều tài xế do chủ quan nên không phanh khi vào cua, hoặc khi đang vào cua mới rà phanh. Việc rà phanh (trail-braking) chỉ áp dụng cho các tay đua để tiết kiệm thời gian cắt cua, còn trong đời sống thì không nên. Khi nhìn thấy đoạn đường sắp có cua, tài xế nên chủ động phanh giảm tốc từ trước đến tốc độ an toàn.
Bước 3: Vào cua
Khi đã giảm tới tốc độ an toàn, lúc này mới đánh lái đưa xe qua cua. Lời khuyên của chuyên gia là không nên đánh lái nhiều lần. Tức ước lượng độ cong của cua, lấy lái một lần và giữ cố định góc xoay vô-lăng tới khi thoát cua. Trừ khi góc cua quá dài hoặc lấy lái lần đầu hơi ít, tài xế có thể nhích thêm vòng xoay để đưa xe vào đúng quỹ đạo.
Sở dĩ nên lấy lái một lần bởi lẽ điều này tạo sự cân bằng. Tránh trường hợp do lấy lái quá nhiều nên tài xế rơi vào cảnh oversteer, xe xoay ngang, hoặc do chủ quan nên ở lần lấy lái đầu tiên hơi ít, dẫn đến understeer, xe chạy thẳng ra lề đường.
Bước 4: Thoát cua
Thoát cua tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi người lái phải mượt mà để không tạo ra độ giật quán tính khiến người ngồi trên xe lao đao. Đây cũng là một nguyên nhân khiến tài xế nên đánh lái một lần khi vào cua, lúc đó khi đến hết khúc cua là bánh xe cũng sắp chuyển về trạng thái chạy thẳng, nhờ đó thân xe chuyển hướng nhẹ nhàng, êm ái.
Nếu đánh lái quá nhiều, tài xế sẽ phải giật vô-lăng ngược lại khi hết cua, lúc đó thân xe bị chuyển hướng đột ngột, khiến người ngồi cùng có cảm giác bị quăng quật từ bên này sang bên kia xe.
TÓM LẠI, quan trọng nhất vẫn là luyện tập kỹ thuật ôm cua xe ô tô. Các tài xế nên giữ cái đầu lạnh để không bị cuốn bởi tốc độ. Đến đích an toàn mới là điều quan trọng, chứ không phải cắt cua thiện xạ ra sao!
>>> TÌM HIỂU NGAY: Quy định mới nhất về tốc độ tối đa của xe ô tô, xe máy ai cũng phải biết
Hy vọng mà Hocthilaixe.com chia sẻ trên sẽ hữu ích dành cho các bạn. Xem thêm nhiều bài viết chia sẻ về kinh nghiệm học thi lái xe trên web Hocthilaixe.com nhé!