Bằng lái xe hạng D là gì?
Bằng lái xe hạng D là một loại giấy phép lái xe thường dùng để lái các loại xe khách, xe du lịch từ 10 đến 30 chỗ ngồi ( tính cả người lái xe ) và các loại phương tiện xe hạng nặng dao động từ 3500kg.
Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe hạng D là bao lâu?
Theo quy định của của Bộ GTVT, bằng lái xe hạng D có thời hạn là 05 năm, được tính từ ngày cấp và in trên giấy phép lái xe.
Quy định học bằng lái xe hạng D mới nhất của Bộ GTVT
Bài viết dưới đây của Hocthilaixe.com sẽ cập nhật cho các bạn thông tin về quy định học bằng lái xe hạng D mới nhất mà Bộ GTVT ban hành. Theo dõi ngay để biết thêm chi tiết nhé!
Quy định về các loại xe được điều khiển khi học bằng lái xe ô tô hạng D
Bằng lái xe ô tô hạng D cho phép điều khiển xe ô tô chở từ 10 người trở lên nên giấy phép lái xe ô tô hạng D bắt buộc có nhiều yêu cầu cao hơn so với các hạng B,C. Do đó, đòi hỏi người thi bằng lái xe hạng D phải có kinh nghiệm lái xe và số km lái xe an toàn.
Theo quy định, bằng lái xe hạng D được cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe:
- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C;
Cụ thể:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
>>> Những điểm nhất định phải LƯU Ý khi học bằng lái xe ô tô 2022 <<< TÌM HIỂU NGAY để biết được THỰC TRẠNG học lái xe ô tô tại Việt Nam hiện nay.
Quy định tuổi lái xe hạng D
1. Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định, độ tuổi học lái xe ô tô được quy định như sau:
a) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC)
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; học bằng lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật người đủ 24 tuổi trở lên được phép học bằng lái xe hạng D.
>>> CẬP NHẬP NGAY: Học phí học bằng lái xe ô tô 2022 ĐÚNG CHUẨN là bao nhiêu?
Quy định về điều kiện với người học lái xe
- Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau: Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên”.
- Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Hồ sơ học bằng lái xe hạng D
Hồ sơ học lái xe ô tô hạng D bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT
- Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có)
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định
- Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Khi đi thực hiện thủ tục, bạn cần mang theo bộ hồ sơ bản chính như trên để đối chiếu, nộp lệ phí và sẽ được chụp ảnh. Nếu như giấy phép lái xe của bạn không bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì sẽ được làm lại giấy phép lái xe hạng D trong 2 tháng.
Trường hợp bạn không đi làm thủ tục cấp lại bằng lái xe được thì bạn có thể ủy quyền cho người khác đi làm hồ sơ thay bạn bằng giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực.
>>> Ngày nay, vấn nạn các trung tâm "ma" lừa tiền học viên đăng ký đang tăng. BỎ TÚI NGAY: MẸO đăng ký học thi lái xe ô tô từ A-Z, giúp người học tránh nạn LỪA ĐẢO học viên đang hoành hành hiện nay.
Giấy phép lái xe hạng D có thể nâng lên hạng nào
Điều kiện nâng dấu xe hạng D nâng lên FD
Để có thể nâng hạng bằng lái xe từ D lên FD, học viên phải đáp ứng điều kiện sau:
- Đáp ứng thời gian hành nghề lái xe từ ≥ 03 năm trở lên.
- Cần đủ 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
Điều kiện nâng dấu xe hạng D nâng lên E
Học viên cần đáp ứng đủ các điều kiện sau để có thể nâng hạng bằng lái xe từ D lên E:
- Thời gian hành nghề từ ≥ 03 năm trở lên
- Đủ 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
Điều kiện nâng dấu xe hạng D nâng lên FC
Tương tự như trên, để nâng từ hạng D lên FC, đòi hỏi học viên cần thực hiện đầy đủ các điều kiện:
- Đáp ứng thời gian hành nghề lái xe từ ≥ 03 năm trở lên.
- Đủ 50.000 lái xe an toàn trở lên.
>>> BẠN CẦN BIẾT: Quy định nâng bằng lái xe theo thông tư MỚI NHẤT của bộ GTVT
Quy trình xin nâng hạng lên bằng D ở nước ta
Ở nước ta để có thể xin nâng hạng lên bằng lái xe hạng D, thì phải sở hữu bằng B hoặc C mới có thể làm hồ sơ nâng hạng. Khi đảm bảo bản thân đã đáp ứng được đầy đủ các quy định và yêu cầu căn bản để xin nâng hạng, thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
- Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân còn thời hạn và đã công chứng. Khi tham gia thi sát hạch thì cần mang theo bản gốc để xuất trình khi được yêu cầu.
- Bản khai chi tiết thời gian hành nghề, số km an toàn theo mẫu quy định. Và phải cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung lời khai.
- Đơn đề nghị học và thi sát hạch bằng lái xe ô tô.
- Bản sao có công chứng bằng lái ô tô hiện có. Phải xuất trình bản chính khi tham gia thi sát hạch và nhận bằng lái xe mới.
Hocthilaixe.com hi vọng bài viết về những quy định học bằng lái xe hạng D theo quy định mới nhất của Bộ GTVT sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức để tự tin đăng ký theo học và lấy được cho mình bằng lái xe nhanh nhất nhé!